Chuối Laba là đặc sản nổi tiếng của Đà Lạt được nhiều người yêu thích. Hiện nay, chuối Laba đã được xuất khẩu ra nước ngoài với một quy trình trồng trọt và sản xuất đạt chuẩn.
Giống chuối Laba xuất khẩu
Cây giống chuối Laba xuất khẩu là giống cấy mô, vì có ưu điểm sinh trưởng mạnh, độ đồng đều cao và sạch bệnh nên sẽ cho trái đạt chuẩn để xuất khẩu.
Chọn cây giống có chiêu cao 20cm trở lên; đường kính thân đo cách gốc 2cm lớn hơn 2cm; số lá thật hơn 7 lá; chiều rộng lá hơn 15cm, chiều dài lá lớn hơn 30cm tính từ lá thứ 7; không có dấu hiệu nhiễm sâu, bệnh và được huấn luyện hoàn toàn ngoài ánh sáng từ 10-15 ngày.
Giống chuối Laba đạt chuẩn là yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng của chuối khi thu hoạch.
Kỹ thuật trồng chuối Laba chuẩn xuất khẩu
Thời vụ trồng
Chuối Laba có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên, để chuối phát triển tốt thì nên trồng khi đất đủ ẩm hoặc vào đầu mùa mưa. Và cần xác định được thời điểm trổ buồng, thu hoạch để chọn thời gian trồng thích hợp để tưới nước cho cây.
Lưu ý: Không nên trồng chuối muộn hơn 6 tuần trước khi mùa khô bắt đầu, hoặc tránh thời gian thu hoạch trùng với thời kỳ gió bão.
Vị trí trồng
Chuối Laba xuất khẩu phải được trồng trong điều kiện phù hợp thì mới đảm bảo phát triển tốt và đạt năng suất. Có 3 yếu tố chính quyết định vị trí trồng chuối Laba:
- Nhiệt độ: chuối Laba thường phát triển tốt ở vùng khí hậu mát mẻ, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao nên thường được trồng nhiều ở tỉnh Lâm Đồng.
- Lượng mưa: cây chuối sinh trưởng thuận lợi, lượng mưa hàng tháng cần phân bổ đều và khoảng 200-220 mm/tháng. Nếu trong điều kiện tưới nước tốt thì lượng mưa không ít hơn 100 mm/tháng.
- Ánh sáng: chuối Laba thích ứng trong phạm vi cường độ ánh sáng tương đối rộng, nên phù hợp để phát triển ở điều kiện nước ta.
Đất trồng chuối
Chuối Laba có thể trồng trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là trên đất phù sa có tầng mặt dày, tơi xốp, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm và thoát nước tốt.
Chuối Laba chịu úng và chịu hạn kém, do đó phải trồng ở độ cao tới thiếu 0.6cm đối với mực nước ngầm. Và độ ẩm vườn chuối phải luôn đạt từ 70 – 80% thì chuối Laba mới cho năng xuất cao.
Cây chuối Laba có thể chịu được độ pH đất trong khoảng từ 6.0 – 7.5. Nếu đất chua quá hoặc kiềm quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả, không ngọt và không thơm.
Cách chuẩn bị đất: dọn vệ sinh xung quanh khu vực và đất trồng sạch sẽ, sau đó đào hố có kích thước 50cm x 50cm x 50cm hoặc 70cm x 70cm x 50 cm. Lấy lớp đất mặt trộn với khoảng 10 – 15 kg phân chuồng hoai + 450g Lân + 300g vôi. Ngoài ra, trước khi trồng 1 tuần nên bón lót phân hữu cơ vi sinh và thuốc trừ sâu để trừ sâu và trộn đều đất trước khi trồng.
Khoảng cách trồng
Phương pháp trồng cho năng suất cao hiện nay là trồng theo phương pháp hàng đôi của Nhật. Cách trồng như sau: hàng cách nhau 1,5m, cây cách nhau 1.5m, trồng sole với nhau, tiếp theo là lối đi 3m sau đó lại tới hàng đôi kế tiếp. Kích thước hố trồng là 50cm x 50cm x 50cm.
Cách trồng
Sử dụng cuốc xới lại hố đào sau đó xé túi bầu đặt bầu đất chuối cấy mô xuống hố trồng, mặt bầu đặt thấp hơn mặt hố từ 10-15cm, sau đó lấp đất lại và nén chặt xung quanh gốc chuối.
Lưu ý: không nên nén quá chặt vì như vậy sẽ làm dập cây chuối con.
Nếu khi trồng trời quá nắng thì có thể che tủ cây con trong tuần đầu trồng.
Cách chăm sóc chuối Laba
Tưới nước
Tùy vào thời tiết và thời vụ trồng mà có những điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp. Với cây con chuối Laba mới trồng thì tưới ngày 1 lần, cây trường thành tưới 3 lần/ tuần. Và giữ độ ẩm của vườn từ 70 – 80%.
Khi chuối Laba ra buồng thì cần tưới thêm nước để quả chuối phát triển tốt. Vào khoảng tháng 5 – 11 khi mùa mưa đến thì nên lưu ý thoát nước cho cây tốt để không bị ngập úng gây chết cây chuối.
Bón phân
Chuối Laba yêu cầu phải có chế độ dinh dưỡng đủ thì mới cho sản lượng cao, quả đều và hạn chế sâu bệnh.
Bón phân thúc cho cây sau khi trồng: từ ngày thứ 7 – 15 , bón kết hợp với phun xịt phân qua lá và thuốc phòng trừ sâu bệnh, thuốc kích thích tăng trưởng để giúp cho chuối phát triển nhanh.
Sau đó trung bình khoảng 15 – 30 ngày bón 1 lần, bón 1kg phân NPK cho 30 – 50 gốc. Cách bón như sau: bón phân theo hốc hoặc xới nhẹ cách gốc 10-20cm, sau đó tiến hành rải phân và lấp đất lại.
Liều lượng phân bón còn tùy vào độ màu mỡ của đất, khả năng cho sản lượng của cây mà có lượng phân bón thích hợp cho từng gốc.
Ngoài ra, còn cần căn cứ vào các triệu chứng thiếu chất trên chuối Laba để cung cấp dưỡng chất kịp thời:
- Đạm: chuối Laba thiếu đạm lá mỏng, tốc độ ra lá chậm, nải ít quả, buồng ít nải. Bón nhiều đạm thì lá sẽ dày, xanh đậm, quả nhiều nước, nhạt, cây chuối dễ nhiễm bệnh.
- Kali: thiếu kali cây chuối gầy yếu, dễ nhiễm bệnh, ở mép lá bị khô. Khi bị thừa kali quả sẽ nhanh chính nhưng khó bảo quản.
- Lân: khi bón đủ lá sẽ cứng, chống được nấm bệnh và giúp bộ rễ phát triển.
- Canxi: khi thiếu lá sẽ bị đốm vàng, kém xanh, phiến lá nhỏ và sức chống bệnh tật kém.
Ngắt tỉa lá, hoa
Tỉa chồi
Việc tỉa chồi chuối Laba có ảnh hưởng nhất định đến năng suất cây trồng. Tỉa chồi nên được thực hiện 1 tháng 1 lần. Cách thực hiện như sau: dùng dao cắt ngang thân sát mặt đất và khoét bỏ đỉnh sinh trưởng. Tiến hành tỉa chồi vào lúc trời nắng ráo, tránh để đọng nước làm chồi con bị thối sẽ lây sang cây mẹ.
Cắt tỉa lá
Loại bỏ những lá già và bị bệnh, diện tích bẹ chuối bị hư dưới 50% thì nên cắt bỏ, còn nếu trên 50% thì nên vệ sinh sạch sẽ để hạn chế làm nơi trư cú cho mầm bệnh phát triển. Ngoài ra, cần cắt bỏ các bẹ lá cạ vào buồng để buồng chuối thông thoáng không bị trầy xước.
Ngắt hoa đực
Hoa đực hay còn gọi là bắp chuối, sau khi xuất hiện thì cần ngắt bỏ hoặc cắt bỏ để tập trung dinh dưỡng cho các nải chuối. Đồng thời, cũng cần cắt bỏ nhưng quả và nải quả không đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu. Việc này sẽ giúp những quả còn lại phát triển tốt hơn và rút ngắn thời gian thu hoạch.
Bao buồng quả
Dùng túi nilon màu xanh dương có đục lỗ để bao buồng, mục đích để giữ cho quả bóng, có màu sắc đẹp, hạn chế khỏi bị sâu bệnh gây hại và thúc đẩy quả phát triển, nhất là trong điều kiện lạnh. Việc bao buồng sẽ giúp tăng giá trị thương phẩm và bắt buộc đối với chuối Laba trồng xuất khẩu.
Cần tiến hành bao buồng quả khi quả bắt đầu cong lên. Buộc chặt túi ở phía trên và mở ra ở dưới, hình dáng bao buộc trông như một cái ống tay áo.
Chống đổ cây
Khi buồng chuối lớn để hạn chế đổ cây thì cần dùng cây để chống đỡ. Cách thực hiện như sau: dùng 2 cọc buộc chéo vào nhau theo hình chữ X đỡ lấy cổ buồng chuối, 2 chân cọc và thân giả đứng thành 3 chân kiềng.
Phòng trừ sâu bệnh cho chuối Laba
Sùng đục củ và thân chuối
Triệu chứng: sùng có màu trắng, đục thành những đường bên trong củ, chất bài tiết có màu vàng nâu, mịn, có thể làm thối củ và cây tăng trưởng kém, buồng nhỏ, trái lép.
Biện pháp phòng trừ: vệ sinh vườn trồng sạch sẽ, loại bỏ bẹ lá, cuống lá bị thối, bị khô, dọn sạch lá già, cỏ rác. Và tỉa bỏ những cây con dư thừa, tạo thông thoáng. Với những vườn bị sâu bọ gây hại nhiều từ vụ trước thì cần thu hoạch buồng cần chặt bỏ sát gốc, đào bỏ hết cả phần củ rồi đưa ra khỏi vườn tiêu hủy.
Sâu cuốn lá
Triệu chứng: sâu màu trắng đầy phấn, thường xuất hiện vào cuối mùa mưa. Khiến phiến lá bị cuốn hoàn toàn, cây chuối xơ xác, không còn lá để quang hợp, làm cho cây bị mất sức, buồng nhỏ, trái có thể bị lép hoặc không có trái nếu bị tất công sớm.
Biện pháp phòng trừ: ngắt bỏ các lá bị cuốn, bắt sâu và sử dụng dung dịch diệt sâu bệnh hữu cơ. Ngoài ra, không trồng chuối Laba quá dày, tỉa bỏ lá già và những cây đã thu buồng để vườn thông thoáng.
Bù lạch
Triệu chứng: có màu nâu hay đen tập trung ở các lá để chích hút các trái non, làm trái có những chấm màu nâu đen làm mất vẻ đẹp nên rất khó xuất khẩu.
Biện pháp phòng trừ: vệ sinh vườn, làm sạch cỏ dại. Và sử dụng thuốc hóa học gốc Imidacloprid hoặc Karanjin, thời điểm phun vào giai đoạn chuối mới trổ và trái còn nhỏ.
Tuyến trùng
Triệu chứng: làm vỡ tế bào ở rễ khiến rễ hút dinh dưỡng kém, cây chuối Laba kém phát triển, buồng nhỏ, trái lép rễ có các vết u, thối đen.
Biện pháp phòng trừ: loại bỏ cây có bệnh, sử dụng thuốc Basudin, Furadan 20 – 30 kg/ha.
Bệnh đốm lá
Triệu chứng: xuất hiện những hình bầu dục có màu nâu với viền vàng rất rõ và những đốm bệnh có màu sậm hơn ở mặt dưới của lá.
Biện pháp phòng trừ: không trồng chuối Laba trên đất chua, trồng với mật độ thích hợp, và thoáng nước tốt cho cây. Ngoài ra, cần tăng cường bón lân, kali để tăng sức đề kháng. Thường xuyên cắt bỏ lá già, lá bệnh.
Bệnh chùn đọt
Triệu chứng: lá chuối hẹp, vươn thẳng và bó xít vào nhau, cuống lá ngắn lại, lá chuối bị giòn, dễ rách và trên lá bắt đầu xuất hiện nhiều đường sọc màu vàng sậm, xen kẽ với những đường sọc màu xanh sẫm.
Biện pháp phòng trừ: chặt bỏ cây bệnh, vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa, bỏ bớt những lá già, lá khô và tạo không gian thông thoáng giảm bớt ẩm độ trong vườn, nhất là vào mùa mưa. Ngoài ra, không nên trồng chuối Laba trên một mảnh đất nhiều năm.
Thu hoạch và bảo quản
Mất khoảng 6 – 10 tháng từ lúc trồng chuối Laba xuất khẩu đến lúc trổ buồng và thêm 60 – 90 ngày để thu hoạch. Căn cứ vào màu sắc, độ no đầy và góc cạnh của trái để xác định tiêu chuẩn thu hoạch.
Khi thu hoạch cần cận thật để không làm trái bị gãy hay xước. Và sau đó cần phải trải qua công đoạn kiểm tra kỹ lưỡng để xác định được những nãi đạt chuẩn xuất khẩu theo những tiêu chuẩn khắt khe.
Trên đây, InSale xin giới thiệu đến Quý khách hàng những công đoạn làm ra được những trái chuối Laba thơm ngon chuẩn xuất khẩu để đưa ra thị trường. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu mua chuối Laba đạt chuẩn xuất khẩu có thể liên hệ với InSale qua hotline 0906285578 – 0902860456 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. Trân trọng!