Cách chăm sóc em bé sơ sinh tại nhà luôn là vấn đề khiến rất nhiều bậc cha mẹ phải lo lắng vì nếu ta không biết cách nuôi trẻ sơ sinh khoa học thì có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển và trưởng thành của trẻ. Bằng những kinh nghiệm chăm trẻ sơ sinh được đúc kết lại, bài viết dưới đây sẽ phần nào hướng dẫn bạn cách chăm trẻ sơ sinh tại nhà từ 0 đến 12 tháng. 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 - 12 tháng tuổi tại nhà mà cha mẹ nên biết
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi tại nhà mà cha mẹ nên biết

7 Nguyên tắc giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh

7 nguyên tắc vàng giúp cha mẹ giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ
7 nguyên tắc vàng giúp cha mẹ giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ

Trong vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh, vấn đề luôn được ưu tiên hàng đầu đó chính là giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ qua 7 nguyên tắc dưới đây:

  • Bế trẻ sơ sinh đúng cách: Dùng cả 2 tay để bế trẻ, không vừa bế trẻ vừa làm việc khác để tránh ảnh hưởng đến cột sống và tư thế của trẻ sau này.
  • Để tay trống, thoải mái: Không nên đeo các loại trang sức ở tay như vòng, nhẫn hoặc để móng tay để tránh làm xước da trẻ.
  • Để giường bé trống và thoáng: Không nên để các vật nặng hoặc thú nhồi bông ở nơi trẻ nằm để tránh tình trạng đồ vật vô tình đè lên khiến trẻ bị ngạt thở
  • Không để đồ chơi hoặc vật nhỏ vừa miệng gần trẻ: Điều này sẽ giúp trẻ hạn chế tình trạng nuốt phải những vật thể nhỏ 
  • Không để trẻ sơ sinh một mình ở những nơi cao: Tránh tình trạng trẻ bị ngã, phụ huynh  không nên để trẻ ở những nơi cao, đặc biệt là những nơi không có vật cản xung quanh
  • Không để trẻ ở gần vật nuôi: Lông của vật nuôi luôn là nỗi ám ảnh của nhiều cha mẹ vì nó không chỉ khiến trẻ bị dị ứng, ngứa ngáy mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp của trẻ
  • Không để trẻ ở gần các vật có thể dẫn điện, dẫn nhiệt: Các đồ vật dẫn điện, dẫn nhiệt nguy hiểm đối mà trẻ sơ sinh cần phải tránh xa để không bị tai nạn có thể kể đến như là phích điện, ổ cắm, bếp, bàn ủi, các đồ vật thủy tinh, sắt nhọn,…

Nhưng trên hết, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, điều mà các bậc cha mẹ nên làm đó chính là thường xuyên quan sát trẻ và không nên trẻ ở một mình quá lâu.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 - 12 tháng tuổi
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi

Độ tuổi khiến bố mẹ phải vất vả chăm sóc nhất ở trẻ sơ sinh thường rơi vào khoảng từ 0 – 12 tháng tuổi vì đây là độ tuổi trẻ đang phát triển nhận thức và không thể kiểm soát được hành vi của mình. 

Khoảng thời gian này, trẻ sẽ được chia ra thành từng giai đoạn: Dưới 1 tuần tuổi, 1 tháng tuổi và từ 1 – 12 tháng tuổi. Ở mỗi giai đoạn cũng sẽ có các cách chăm sóc khác nhau. Dưới đây sẽ là những hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh qua từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Khoảng thời gian 1 tuần đầu khi vừa sinh xong có thể được coi là khoảng thời gian có sức ảnh hưởng cực kỳ quan trọng đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ. Chính vì vậy, trong 7 ngày đầu, các bậc cha mẹ cần lưu ý những điều này để có thể chăm sóc trẻ đúng cách,

  • Luôn giữ ấm cơ thể trẻ: Việc thân nhiệt của trẻ bị hạ sẽ khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể của trẻ vì lúc này, sức đề kháng của trẻ còn khá yếu. Cách tốt nhất đó chính là để trẻ nằm bên cạnh mẹ, để thân nhiệt của mẹ giữ ấm cho trẻ. 
  • Thường xuyên cho trẻ bú: Nhu cầu ăn của trẻ sơ sinh rất cao và thường xuyên trong trạng thái đói. Chính vì vậy, để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, mẹ nên cho trẻ bú sữa thường xuyên, đặc biệt là sữa mẹ thay vì tuân thủ theo một quy tắc hoặc khoảng thời gian cố định nào
  • Cho trẻ sử dụng sữa non thay vì các loại sữa khác: Theo như nhiều nghiên cứu, sữa non là loại thực phẩm rất tốt cho trẻ sơ sinh vì loại sữa này không chỉ có hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn đường ruột của trẻ
  • Thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe: Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh có sức đề kháng rất yếu. Chính vì vậy, phụ huynh nên thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe để kịp thời xử lý

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi

Trong vòng 28 – 30 ngày đầu sau sinh, phản ứng của trẻ vẫn còn rất non nớt, rất cần sự hỗ trợ từ phía cha mẹ. Chính vì vậy, để giữ an toàn cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi dưới đây:

  • Chăm sóc khi trẻ bú sữa: Sau khi cho trẻ ăn, mẹ nên bế bé đứng, khum tay và vỗ nhẹ ở phía sau lưng cũng như khi ngủ thì để trẻ nằm cao đầu một chút hoặc để trẻ nằm nghiêng để tránh trường hợp trẻ bị sặc. 
  • Chăm sóc trẻ khi tắm: Nên chuẩn bị sẵn sàng và đầy đủ các vật dụng cần thiết cho trẻ như tã khăn tắm,… để sau khi tắm xong, trẻ được giữ ấm kịp thời
  • Không quấn tã quá chặt: Vì da trẻ còn mỏng nên nếu quấn tã chặt sẽ khiến cho trẻ bị nóng bực, khó chịu và bí bách, dẫn đến tình trạng nổi rôm sảy
  • Không nên đội mũ cho trẻ: Thông thường, trẻ sẽ tỏa nhiệt ở da đầu nên việc đội mũ cho trẻ sẽ khiến cho nhiệt cơ thể không thoát ra được

Song song những cách trên, cha mẹ cũng nên lưu ý một số điều cần thiết dưới đây:

  • Không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với mỹ phẩm, xà phòng
  • Thay tã ngay khi bị ướt
  • Sử dụng sản phẩm thích hợp cho trẻ sơ sinh và có tính dịu nhẹ, không gây kích ứng
  • Đảm bảo độ ẩm trên da trẻ
  • Không để mắt trẻ tiếp xúc với hóa chất. Trong trường hợp có ghèn xuất hiện ở mắt, cha mẹ chỉ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt cho trẻ
  • Dùng khăn mặt riêng, mềm mại và sạch sẽ để lau mặt cho trẻ
  • Vệ sinh các bộ phận mắt, mũi miệng cho trẻ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 1 đến 12 tháng tuổi

Qua từng giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những cách chăm sóc trẻ khác nhau
Qua từng giai đoạn phát triển của trẻ sẽ có những cách chăm sóc trẻ khác nhau

Trong khoảng từ 1 đến 12 tháng tuổi, sự phát triển của trẻ cũng đã bắt đầu được thể hiện rất rõ với những sự thay đổi đầu tiên trong cơ thể và sinh lý. Chính vì vậy, việc chăm sóc trẻ sơ sinh trong thời điểm này cũng yêu cầu sự để tâm sát sao từ phía cha mẹ. 

  • Giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi: Thường xuyên cho trẻ ăn vì giai đoạn này trẻ sẽ ngủ ít hơn và cũng đói nhanh hơn. 
  • Giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu phát triển hệ thần kinh và các cơ quan giác quan. Chính vì vậy, bố mẹ nên bắt đầu dùng đồ vật dịch chuyển qua lại trước mặt trẻ để bé tập thị giác. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên thường xuyên dùng dầu massage riêng biệt để massage lưng, bụng và tay chân cho trẻ
  • Giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi: Trẻ sẽ trở nên năng động và nghịch ngợm hơn nên cha mẹ không nên cho trẻ nhìn vào màn hình TV hay điện thoại cũng như cho trẻ vui chơi, vận động thường xuyên hơn 
  • Giai đoạn 4 – 5 tháng tuổi: Trẻ sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn mọc răng nên sẽ có các hiện tượng như quấy khóc, hành sốt,… Chính vì vậy, cha mẹ nên chú ý chế độ ăn ngủ của bé kỹ lưỡng cũng như tập cho bé nói các từ đơn giản
  • Giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi: Đây là giai đoạn hợp lý để cha mẹ tập cho trẻ ăn dặm với bột theo hàm lượng phù hợp. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn trẻ quấy khóc khi không được cha mẹ đáp ứng theo đúng nhu cầu
  • Giai đoạn 6 – 7 tháng tuổi: Khoảng thời gian này, trẻ sẽ bắt đầu quan sát nhiều hơn và học theo mọi hành vi và lời nói của cha mẹ nên cha mẹ cần chú ý hành vi của mình để trẻ có thể phát triển theo cách tốt nhất nhé!
  • Giai đoạn 7 – 8 tháng tuổi: Đây là thời gian thích hợp để cha mẹ tập cho trẻ cầm thìa, tự ăn và một vài động tác đơn giản 
  • Giai đoạn 8 – 9 tháng tuổi: Đây là lúc trẻ bắt đầu tập đứng và thường xuyên leo trèo. Cha mẹ cũng không nên cấm cản trẻ trong khoảng thời gian này nhưng cũng nên theo dõi trẻ để trẻ được phát triển một cách an toàn cũng như tập cho trẻ ăn thêm cơm mềm hoặc cháo để kích thích vị giác
  • Giai đoạn 9 – 10 tháng tuổi: Khoảng thời gian này, cha mẹ nên tập cho trẻ có một thói quen ăn uống lành mạnh và nê dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ
  • Giai đoạn 10 – 11 tháng tuổi: Đây là giai đoạn phát triển nhận thức ở trẻ và quyết định tư duy cũng như tính tình của trẻ sau này. Chính vì thế, cha mẹ nên hạn chế đáp ứng theo mọi yêu cầu của trẻ và dạy cho trẻ về cuộc sống xung quanh qua tranh ảnh, sách báo
  • Giai đoạn 11 – 12 tháng tuổi: Đây là khoảng thời gian mà bất cứ người cha mẹ nào cũng mong muốn. Khi trẻ bước vào giai đoạn này cũng đồng nghĩa với việc trẻ sẽ bắt đầu tập đi cũng như lớn dần theo thời gian. 

Các câu hỏi về cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Các câu hỏi thường gặp trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh
Các câu hỏi thường gặp trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh

Trên đây chỉ là những hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh cơ bản cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ vẫn luôn băn khoăn về những vấn đề phát sinh trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh ở nhà. 

Trẻ sơ sinh mấy tháng tuổi thì bế ngồi được?

Thông thường, trẻ sơ sinh trong khoảng từ 3 – 5 tháng tuổi là cha mẹ đã có thể bế ngồi được. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên bế bé theo cách này trong thời gian dài để tránh cột sống của bé bị ảnh hưởng

Cách bế trẻ sơ sinh đúng trong một số trường hợp:

  • Bế nằm ngang: Đây là cách bế phổ biến cũng như dễ nhất, có thể áp dụng cho trẻ từ lúc mới sinh đến khi trẻ đủ cứng cáp
  • Bế ngồi: Để bé ngồi lên một cánh tay, cách tay còn lại giữ ngực, sao cho lưng và cổ được áp thẳng vào ngực của mẹ
  • Bế khi cho bú: Đặt trẻ nằm hơi nghiêng, đầu – lưng – hông nằm thẳng trên cùng một đường, 2 tay của mẹ tạo thành hình vòng cung để đỡ bé

Bà bầu có nên bế trẻ sơ sinh?

Nếu trong quan niệm dân gian, bà bầu không được dự cưới để tránh mang đến điều xui xẻo cho gia chủ thì trong sinh sản, bà bầu lại không được khuyến khích bế trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cũng như tránh tình trạng bị đau khớp, có thể dẫn tới té ngã và tránh bị sảy thai, ra máu.

Trẻ sơ sinh có nên mặc đồ giữ ấm

Mặc dù việc giữ ấm cho trẻ sơ sinh là một việc hết sức cần thiết cho sức khỏe của trẻ nhưng việc ủ ấm trẻ bằng quần áo dày, áo giữ ấm lại khiến cho trẻ dễ bị nhiễm lạnh do ra nhiều mồ hôi. Thay vào đó, mẹ hãy dùng chính thân nhiệt của mình để ủ ấm cho trẻ và quan sát, điều chỉnh nhiệt độ trong phòng. 

Những điều cần biết khi cúng đầy tháng cho bé

Cúng đầy tháng và thôi nôi được quan niệm là 2 nghi lễ quan trọng đối với trẻ sơ sinh
Cúng đầy tháng và thôi nôi được quan niệm là 2 nghi lễ quan trọng đối với trẻ sơ sinh

Song song với việc chăm sóc trẻ sơ sinh thì việc tổ chức đầy tháng cho bé lai là một vấn đề khó khăn không kém với các bậc phụ huynh vì tùy vào bé trai hay bé gái sẽ có các điều lưu ý khác nhau. 

Những điều cần biết khi cúng đầy tháng cho bé trai

  • Cách tính ngày đầy tháng: Ngày cúng đầy tháng cho bé trai sẽ được tính theo ngày Âm lịch và sẽ lùi trước một ngày.
    Vd: Bé trai sinh ngày 12 Âm lịch thì ngày tổ chức đầy tháng sẽ là ngày 11
  • Chuẩn bị mâm đồ cúng: Đối với bé trai, mâm đồ cúng sẽ được chuẩn bị như sau:
    → 12 chén chè nhỏ
    → 3 tô chè lớn
    → 13 đĩa xôi
    → 1 con gà luộc
    → Thịt heo luộc, trứng luộc, tôm hoặc cua luộc
    → Mâm ngũ quả, hoa tươi, nhang, đèn, trà, rượu, nước muối, gạo
    → 1 bộ hình thể có ghi tên, ngày tháng năm sinh, sau khi cúng sẽ đốt bộ hình thế này để giải hạn cho trẻ
    → 13 miếng trầu cánh phượng, 13 đôi hài, 13 bộ váy áo đẹp và 13 nén vàng đều phải giống nhau

Những điều cần biết khi cúng đầy tháng cho bé gái

  • Cách tính ngày đầy tháng cho bé gái: Khác với bé trai, ngày đầy tháng cho bé gái thường sẽ được tính lùi về 2 ngày so với ngày sinh Âm lịch.
    Vd: Bé gái sinh ngày 12 Âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 10 Âm lịch
  • Chuẩn bị mâm đồ cúng: Mặc dù mâm đồ cúng cho bé gái cũng được chuẩn bị tương tự như bé trai nhưng song song đó, các mẹ cũng nên chuẩn bị thêm một số món đồ khác như:
    → Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh (12 chén nhỏ, một chén lớn)
    → Chè trôi nước (12 chén nhỏ, một chén lớn)
    → Kẹo bánh (12 đĩa)
    → Tiền vàng mã
    → Thịt lợn quay hoặc chân giò
    → 1 con gà luộc
    → 12 chén nước lọc
    → 12 chén rượu
    → Trái cây, hoa tươi, nhang, nến
    → Gạo tẻ, muối hạt sạch
    → Trầu têm cánh phượng
    → Giấy cúng đầy tháng

Những điều cần biết khi chuẩn bị thôi nôi cho bé trai và bé gái

Sau khi trẻ được 12 tháng, các bậc làm cha mẹ sẽ bắt đầu làm lễ thôi nôi, như một lời cảm ơn đến các bà Mụ cũng như cầu phúc cho đứa trẻ được bình an và khỏe mạnh sau này. Tuy nhiên, tùy vào từng vùng miền mà phong tục cúng thôi nôi có thể sẽ có các chuẩn bị cũng như là nghi thức khác nhau. Dưới đây là những lưu ý cơ bản mà các bậc cha mẹ ai cũng nên biết để chuẩn bị thôi nôi cho con của mình. 

  • Ngày cúng thôi nôi: Được tính theo ngày Âm lịch. Nếu là năm nhuận thì có thể chọn ngày trước đó 1 ngày
  • Đồ chơi: Có thể được chuẩn bị trước để các bé chơi cùng nhau
  • Mâm đồ cho bé “bốc” khi làm nghi thức chọn nghề: Bao gồm bút, gương lược, cục đất, dụng cụ học tập, dụng cụ may vá,…
  • 1 mâm cúng ngoài sân: Heo quay bị cắm sẵn 1 cây dao bén trên lưng, 5 chén cháo, 1 tô cháo, 1 đĩa lòng lợn, rau sống, nhang đèn, rượu, trà, hoa quả
  • 3 mâm cúng trong nhà: Mâm cúng Thành hoàng bổn cảnh, mâm cúng Cửu huyền thất tổ, mâm cúng ông bà tổ tiên
  • Mâm cúng 12 bà Mụ và 3 Đức ông: 12 chén chè, 12 chén cháo nhỏ, 1 tô cháo lớn, 12 đĩa xôi nhỏ, 1 đĩa xôi lớn, 1 con gà luộc, 1 ly rượu nhỏ, 12 miếng trầu đã têm, 1 lá trầu, 1 quả cầu nguyên, bình hoa tươi, mâm ngũ quả, 2 nến, 3 cây hương, bộ giấy tiền cúng thôi nôi

Lưu ý:Trong mâm cúng 12 bà Mụ và 3 Đức ông, phụ huynh chuẩn bị 12 chén chè đậu trắng nếu là thôi của bé trai hoặc chè trôi nước nếu là lễ thôi nôi cho bé gái. 

Việc chăm sóc một đứa trẻ sơ sinh vốn đã rất khó khăn đối với các bậc làm cho mẹ. Nhưng việc chăm sóc một đứa trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 12 tháng tại nhà lại càng khó khăn hơn. Để đảm bảo an toàn cũng như sự phát triển của trẻ được diễn ra một cách tốt nhất, các bậc cha mẹ nên lưu ý những điều trên nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *