Chuẩn bị trước khi trồng hoa hồng

Chọn giống hoa hồng phù hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng
Chọn giống hoa hồng phù hợp với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng

Chọn cây giống

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống hoa hồng, tuy nhiên chỉ có vài loại phù hợp với thổ nhưỡng và thời tiết ở nước ta. Do đó, việc lựa chọn giống cây trồng hết sức quan trọng.

Nếu bạn vẫn băn khoăn chưa biết loại cây trồng nào phù hợp thì có thể tham khảo các giống hồng ngoại phát triển tốt ở Việt Nam tại đây: http://insale.vn/hoa-hong-ngoai-15-loai/

Có rất nhiều cáchtrồng hoa hồng, chẳng hạn như:

  • Gieo hạt
  • Giâm cành
  • Tách bụi
  • Cây đã ươm sẵn
  • Hoa hồng rễ trần

Các cách trên đều có thể trồng lên được một chậu hoa hồng xinh xắn, tuy nhiên tỷ lệ sống sót khi mua cây giống được ươm sẵn thì cao hơn. Nên chọn những cây con ươm sẵn mập mạp, tươi tốt, có nhiều cành, lá thì cây sẽ phát triển tốt và dễ chăm hơn.

Đất trồng

Đất trồng hoa hồng phải đẩy đủ dưỡng chất
Đất trồng hoa hồng phải đẩy đủ dưỡng chất

Nếu bạn mua hoa hồng ươm trong chậu thì đã có đất trồng được nhà vườn trộn sẵn, vậy nên có thể bỏ qua bước này.

Hoa hồng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, đất trồng hoa hồng phải đảm bảo các yếu tố: không khí, độ ẩm, chất dinh dưỡng và vi sinh vật. Để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho hoa hồng phát triển có thể trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ,… 

Chú ý: nên bón vôi trước rồi phơi từ 7 – 10 ngày trước khi trồng để xử lý sạch các mầm bệnh trong đất.

Ngoài ra, đất trồng cần phải mềm và thoáng nước tốt để rễ cây không bị úng và chết dần.

Vị trí đặt cây

Trồng hoa hồng ở những nơi có ánh nắng mặt trời và thoáng khí
Trồng hoa hồng ở những nơi có ánh nắng mặt trời và thoáng khí

Hoa hồng là loài cây yêu thích ánh nắng mặt trời, đặc biệt là các vị trí nhiều nắng, gió và thoáng mặt. Nếu trong môi trường thiếu nắng và không có sự lưu thông không khí đầy đủ thì cây sẽ trở nên ốm yếu, chậm phát triển.

Người trồng có thể đặt cây ở những vị trí đón nắng buổi sáng, tuy nhiên cần tránh ánh nắng gắt vào buổi trưa. Một số vị trí lý tưởng để đặt cây hoa hồng như: sân vườn, sân thượng, ban công, trước nhà,…

Thời điểm trồng

Hoa hồng thích hợp trồng vào mùa xuân
Hoa hồng thích hợp trồng vào mùa xuân

Thời điểm ươm hạt hay giâm cành hoa hồng cũng rất quan trọng. Hoa hồng thích hợp trồng vào đầu mùa xuân khi thời tiết se mát hoặc trồng sớm vào mùa thu để rễ có đủ thời gian hình thành trước khi cây ngủ yên trong mùa đông, khoảng trước 6 tuần khi có không khí lạnh tràn về.

Còn nếu bạn mua cây đã được ươm sẵn thì không còn phải lo vì vấn đề này nữa, bởi nhà vườn đã ươm cây ra rễ và phát triển. Khi mua về mình có thể để nguyên vậy và tiếp tục chăm cho cây lớn, ra hoa.

Cách trồng hoa hồng

Cách trộn đất trồng hoa hồng
Cách trộn đất trồng hoa hồng

Hoa hồng có thể trồng ngoài đất hoặc trong chậu đều có thể phát triển tốt. Tuy nhiên, nếu trồng trong chậu thì bạn có thể thay đổi vị trí của cây hoa hồng tùy thích.

Trồng hoa hồng ngoài đất

Cách trồng hoa hồng ngoài đất
Cách trồng hoa hồng ngoài đất
  • Đào hố trồng hoa hồng cần sâu và rộng đủ để cây có thể bám rễ. Nên chọn những nơi đất tơi xốp và thoát nước tốt.
  • Bắt đầu trộn đất trồng theo công thức phân hữu cơ (phân chuồng hoặc phân trùn quế), trấu hun, mụn dừa với đất theo tỉ lệ 3:1:1:5.
  • Tiếp theo lấy 1/3 đất trộn cho vào dưới đáy hố trồng và đặt cây hoa hồng vào trong hố.
  • Sau đó, dùng phần đất trộn còn lại lấp gốc cây lại, rãi một ít phân bón tan chậm rồi tới đất, dùng tay ấn nhẹ để đảm bảo gốc hồng đứng vững, không lung lay.
  • Cuối cùng, tưới nước phun sương quanh gốc cây (tránh tưới mạnh có thể làm trốc gốc cây mới trồng).
  • Khi trồng nhiều bụi hoa hồng thì nên giữ khoảng cách ít nhất 50cm mỗi cây để cây có đủ không gian phát triển.

Trồng hoa hồng trong chậu

Cách trồng hoa hồng trong chậu
Cách trồng hoa hồng trong chậu
  • Sử dụng chậu có đường kính từ 30 – 40cm phù hợp với đường kính tán hoa hồng và dưới đáy phải có lỗ thoát nước.
  • Rải một lớp than củi hay viên đất nung xuống dưới đáy để giữ ẩm và đảm bảo thoát nước tốt.
  • Trộn giá thể theo công thức đất : 3 phân hữu cơ : 1 trấu hun : 1 mụn dừa : 1 viên đất nung. 
  • Cho giá thể đã trộn vào 1/3 đáy chậu, rồi cho gốc hoa hồng vào chính giữa, lấp đất lại kín gốc, nén chặt đất tránh làm cây lung lay.
  • Rải một ít phân trùn quế viên nén tan chậm lên gốc, phủ bề mặt bằng viên đất nung/ lớp than củi rồi tưới phun sương ít nước.
  • Để chậu ở nơi thoáng mát 3 – 5 ngày, tưới nước ít chỉ cần giữ có cây có để ẩm. Sau đó đem ra nắng có thể tăng lượng nước tưới lên.

Chăm sóc hoa hồng 

Bón phân cho hoa hồng với một lượng vừa đủ
Bón phân cho hoa hồng với một lượng vừa đủ

Phân bón

Bón phân cho cây hoa hồng là một phần không thể thiếu trong quá trình trồng và chăm sóc cây.

  • Sau khi trồng 3 – 5 ngày thì phun phân bón lá để hoa phát triển tốt bộ rễ.
  • Từ 10-15 ngày khi cây ra rễ, ra lá non thì  có thể bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây.
  • Kết hợp xen kẽ định kỳ 1 tháng 1 lần đối với phân bón là và gốc.
  • Sau 3 tháng, tiến hành xới đất nhẹ quanh gốc cây để rễ đâm lên trên và dùng phân trùn quế rải lên trên bề mặt chậu.

Có thể sử dụng các loại phân chuồng ủ hoai, phân hữu cơ và phân tự nhiên khác để bổ sung các sinh vật có lợi trong đất và cân bằng độ PH của đất trồng.

Mẹo nhỏ: có thể bón thêm phân trùn quế khi nụ hoa vừa mới nhú để hoa hồng có màu sắc đậm, lâu bị bay màu hơn.

Lưu ý: không tưới phân trực tiếp lên hoa vì sẽ làm hoa mau tàn.

Tưới nước

Tưới nước cho hoa hồng đúng cách
Tưới nước cho hoa hồng đúng cách

Tưới nước cho cây là vấn đề cần được quan tâm trong suốt quá trình trồng. Đặc biệt đối với hoa hồng non mới trồng vào những ngày nóng, nước giúp hệ rễ cây không bị tổn thương và luôn giữ được độ ẩm.

Nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc buổi tối, không tưới buổi trưa. Mỗi lần tưới nên tưới đẫm nước, nhất là những nơi có thời tiết nóng cây sẽ cần nhiều nước hơn. Giảm lần lượng nước tưới khi thời tiết chuyển sang lạnh để cây thích nghi và không bị sốc.

Đặc biệt, chỉ nên tưới dưới đất, không tưới nước lên lá vì nước sẽ đọng trên lá cây khiến lá cây dễ bị nấm bệnh.

Cắt tỉa cành

Cắt tỉa cành để giúp hoa hồng phát triển tốt và khỏe mạnh
Cắt tỉa cành để giúp hoa hồng phát triển tốt và khỏe mạnh

Cắt tỉa cành sẽ giúp cây hoa hồng khỏe mạnh và cho nhiều hoa hơn. Thời điểm phù hợp nhất để cắt tỉa là sau khi cây tàn hoa.

Cắt để loại bỏ các bông hoa già, cành chết, cành tăm, cành khuất tán để giúp cây không mất nhiều sức nuôi bông.

Ngoài ra, cần cắt tỉa nhánh sâu xuống để cho cây hoa hồng mọc tược gần gốc, tược càng gần gốc thì càng to khỏe và cho nhiều hoa (Tuy nhiên chỉ nên áp dụng cho cây đã có tuổi đời lâu và khỏe)

Sau khi cắt tỉa có thun phun thuốc trừ sâu và nấm kịp thời để bảo vệ mắt mầm, giúp mầm bật khỏe.

Phòng trừ sâu bệnh gây hại

Việc chọn giống hoa hồng cũng có thể giúp bảo vệ cây khỏi nguy cơ bị bệnh tất hay sâu bọ gây hại. Những giống hồng ngoại nhập và được chọn lọc thích nghi với điều kiện khí hậu ở Việt Nam có thể chống lại các bệnh phổ biến ở hoa hồng.

Bệnh phấn trắng

Bệnh phấn trắng ở cây hoa hồng
Bệnh phấn trắng ở cây hoa hồng

Bệnh phấn trắng thường xuất hiện vào mùa hè, đặc biệt là những ngày trời khô nóng và ẩm ướt vào ban đêm.

Các dấu hiệu cho thấy cây hoa hồng bị bệnh phấn trắng như sau:

  • Lá cuộn tròn và xoắn lại
  • Hình thành lớp phấn trắng trên lá
  • Thân khô
  • Nụ ít
  • Hoa thường không nở thậm chí chết cây

Để phòng bệnh cần tưới nước phần mặt gốc sát vào buổi sáng, không tưới ướt lá đặc biệt là lá ướt để qua đêm sẽ dễ bị nấm. Cắt tỉa bớt các tán lá để không khí lưu thông.

Nếu cây đã bị bệnh phấn trắng thì có thể áp dụng cách sau đây để trị: pha baking soda vào nước và phun lên lá hồng 1 – 2 lần một tháng hoặc dùng thuốc đặc trị nấm cho cây.

Bệnh đốm đen

Bệnh đốm đen trên cây hoa hồng
Bệnh đốm đen trên cây hoa hồng

Bệnh nấm đen ở hoa hồng lây qua đường nước và thường có biểu hiện là các đóm tròn màu đen hoặc nâu ở trên bề mặt lá. Bệnh nấm đen bắt đầu từ phía dưới gốc và lây dần lên trên, cuối cùng gây ra hiện tượng rụng lá.

Để phòng ngừa bệnh nấm đen cần cải thiện lưu thông không khí xung quanh cây và lá. Có thể cắt tỉa bớt cành cây và chỉ tưới nước ở sát mặt đất.

Khi cây bị bệnh nấm có thể sử dụng baking soda và dầu hoa quả để giúp chống lại sự lây lan của đốm đen. 

Bọ trĩ và côn trùng phá hoại

Các loại sâu bọ gây hại cho hoa hồng
Các loại sâu bọ gây hại cho hoa hồng

Các loài côn trùng rất thích kiếm ăn trên các bụi hoa hồng, chẳng hạn như rệp, bọ rùa, bọ trĩ, ve nhện và bướm. Riêng bọ trĩ là một loại côn trùng gây hại rất nghiêm trọng cho cây hoa hồng.

Các để phòng ngừa các loại côn trùng và sâu bọ tấn công là: dọn dẹp rác xung quanh gốc cây và khu vực xung quanh để hạn chế tối đa nơi ẩn nấp của côn trùng. Và cần có chế độ chăm sóc hoa hồng hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và thay giá thể.

Trường hợp hoa hồng mới bị tấn công, có thể dùng tinh dầu cây Neem hoặc xà phòng diệt côn trùng để phun cho cây. Nếu bị nặng hơn thì cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để tiêu diệt.

Trên đây là những thông tin về cách trồng và chăm sóc hoa hồng do InSale tổng hợp. Hy vọng những thông tin trên có ích cho Quý bạn đọc. Nếu Quý khách có nhu cầu mua hoa hồng ngoại chuẩn, kháng bệnh tốt để chăm sóc dễ hơn thì có thể liên hệ với InSale qua hotline 0906285578 hoặc 0902860456để được hỗ trợ nhanh nhất. Trân trọng!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *