Đất hữu cơ thường xuyên được báo đài đưa tin, người làm nông và người tiêu dùng đều rất quan tâm. Vậy đất hữu cơ là gì? Công dụng của đất hữu cơ và cách sử dụng đất hữu cơ mang lại hiệu quả cho cây trồng.
Đất hữu cơ là gì?
Đất hữu cơ là loại đất sạch kết hợp với phân bón hữu cơ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc 100% từ tự nhiên. Nguyên liệu trong đất hữu cơ thông thường gồm có đất sạch(đất khai thác tự nhiên) và các nguyên liệu hữu cơ như sơ dừa, vỏ trấu, phân ủ hoai, …
Đất hữu cơ bổ sung các dưỡng chất cần thiết giúp cây trồng và rau luôn giữ được đặc tính và phẩm chất vốn có (hàm lượng dinh dưỡng).
Sử dụng phân bón trong trồng trọt là việc không thể thiếu. Phân bón giúp gia tăng độ phì nhiêu của đất và là thức ăn dinh dưỡng cho cây trồng. Phân bón cũng có 2 loại là phân bón hóa học và phân bón hữu cơ. Việc sử dụng phân bón hữu cơ giúp tăng chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Quy trình sản xuất đất hữu cơ: đất phải được khử khuẩn để đảm bảo sạch sâu bệnh và nấm mốc có hại cho cây trồng. Bên trong đất không được chứa kim loại nặng, các tạp chất và độc tố khác.
2. Tiêu chuẩn để xác định được đất hữu cơ
Nhiều người hiểu nhẩm là chỉ cần trong thành phần của đất có sơ dưa hay vỏ trấu đều là đất hữu cơ. Thật ra, để được đánh giá là đất hữu cơ còn cần thêm 4 yếu tố sau:
- Nơi khai thác đất và nơi sản xuất đất cần cách xa các khu vực ô nhiễm để tránh ảnh hướng đến chất lượng đất như đường lộ, nhà máy sản xuất, xí nghiệp, …
- Tuyệt đối không phối trộn các chất hóa học, phân bón hóa học kích thích tăng trưởng. Việc sử dụng đất hữu cơ nhưng lại dùng phân bón hóa học là việc làm lãng phí tài nguyên môi trường, và khi cho ra thành phẩm cũng không được xem là nông sản hữu cơ.
- Không sử dụng các nguyên liệu chứa mầm bệnh gây hại cây và rau trồng. Để đảm bảo được yếu tố này thì đất sau khi khai thác cần phải được khử khuẩn để loại bỏ mầm bệnh, phân chuồng cần được ủ hoai. Hoàn thành các quy trình trên mới tiến hành phối trộn đất.
- Đất trước khi đóng bao cần phải được trích xuất để kiểm tra chất lượng. Kiểm tra chất lượng như đất có chứa kim loại nặng không? Trong đất có chất các chất nào gây hại đến môi trường và sức khỏe người tiêu dùng không?
3. Lợi ích khi sử dụng đất hữu cơ
Đất hữu cơ cho ra nông sản với chất lượng được đảm bảo
Đất sạch hữu cơ do đã được xử lý loại bỏ sâu bệnh, chứa các vi sinh vật có lợi cho cây nên giúp các loại cây hoặc rau có màu tươi hơn. Chất lượng dinh dưỡng được đảm bảo. Đặc điểm của rau củ quả hữu cơ thông thường kích thước sẽ không đồng đều và bề ngoài không được đẹp như nông sản sử dụng các chất hóa học kích thích tăng trưởng.
Hỗ trợ cây phát triển tốt
Đất hữu cơ được phối trộn cùng phân hữu cơ nên đất phì nhiêu, tơi xốp và thông thoáng. Luôn đảm bảo được dinh dưỡng cho các giai đoạn quan trọng của cây trồng và rau. Đặc biệt là ở cây con, đất hữu cơ giúp cây con phát triển bộ rễ nhanh và khỏe mạnh hơn.
Xây dựng hệ vi sinh có lợi cho cây trồng
Đất hữu cơ thường được dùng làm đất nền vì giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ nước và muối khoáng. Giúp tạo hệ keo đất lý tưởng cho vi sinh vật có lợi co cây trồng phát triển, vì các chất hữu cơ cũng là nguồn cấp dinh dưỡng quan trọng cho vi sinh vật.
Cải tạo đất trồng tại nhà, đất vườn
Đất hữu cơ còn giúp cải tạo đất vườn và đất trồng. Sử dụng đất hữu cơ hỗ trợ nâng cao chất lượng đất và không cần phải tốn thêm quá nhiều ngân sách để cải tạo lại đất như độ phèn, mặn.
Bảo vệ môi trường sống và hệ sinh thái khu vực
Vi lượng chất dinh dưỡng có trong đất khi chảy ra môi trường nước sẽ là nguồn thức ăn tốt cho các loại thủy sinh(hệ sinh thái động thực vật dưới nước). Chất hữu cơ là nền tảng giúp phát triển đa dạng hệ sinh thái trong khu vực. Cải tạo được cả các loại môi trường như đất – nước – không khí.
4. Cách sử dụng đất hữu cơ mang lại hiệu quả cao
Cách sử dụng đất hữu cơ
Đất hữu cơ là hỗn hợp đã được phối trộn sẵn cùng phân bón, đất tơi xốp, phì nhiêu, mua về là sử dụng được ngay không cần phải phối trộn. Đất hữu cơ rất đa dụng hoàn có thể dùng làm đất hữu cơ trồng rau và trồng cây ăn quả
Cách cải tạo đất hữu cơ
Sau khi qua mỗi mùa vụ hoặc thu hoạch, đất sẽ dần cạn kiệt dinh dưỡng và trở nên chai cứng dần, không còn độ tươi như ban đầu. Lúc này đất cần được cải tạo để tái sử dụng. Insale chia sẽ cải tạo đất đơn giản chỉ với 3 bước:
- Xới và phơi đất: Nhổ bỏ cây đã hết khả năng phát triển, xới tơi đất và nhặt các rễ non vì khi còn tồn đọng rễ non sẽ làm hao hụt dinh dưỡng. Đem phần đất đó ra phơi năng 2 – 3 ngày để loại bỏ các loại sâu bệnh phát triển trong quá trình trồng.
- Cân bằng độ PH đất: Cho một lượng vôi bột (tầm nắm trọn bàn tay hoặc vá cơm) cho 1 chậu. Việc này giúp khử mầm bệnh hiệu quả hơn và cân bằng độ ẩm cho đất.
- Trộn đất: Sử dụng phần đất đã cải tạo trộn cùng 5 lít hỗn hợp đất hữu cơ mới cùng 1 nắm tay phân hữu cơ (phân dê, bò, …). Trộn đều và có thể tiếp tục sử dụng.