Tỏi cơ đơn của Insale được nhập trực tiếp từ các nhà vườn Đà Lạt theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, bảo đảm các tiêu chuẩn xanh – sạch, chất lượng và an toàn với người dùng.
Thương hiệu | Insale |
Xuất xứ | Đà Lạt, Việt Nam |
Trọng lượng | 0.5 Kg |
Hướng dẫn sử dụng | Tỏi cô đơn Đà Lạt được dùng để ăn tươi, làm gia vị cho các món ăn hoặc được dùng để ngâm, lên men tỏi đen,… |
Bảo quản | Bảo quản tỏi cô đơn tại nơi thoáng mát hoặc tại ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ 1- 4 độ C |
1. Tỏi cô đơn là gì? Có bao nhiêu loại tỏi
Tỏi cô đơn còn được gọi là tỏi một nhánh, tỏi một tép, tỏi mồ côi hoặc tỏi tép. Tỏi cô đơn là giống tỏi thơm đặc biệt, vùng đất cằn cỗi càng dễ làm tỏi cô đơn phát triển. Tỏi cô đơn có nguồn gốc chính là từ Lào và Trung Quốc. Tỏi thường có vị nồng cay. Khi chế biến sẽ có mùi thơm đặc trưng.
Tỏi cô đơn là loại cây thảo sống lâu năm, tỏi có thân hình hình trụ cùng nhiều rễ phụ phía dưới. Mỗi củ tỏi cô đơn chỉ có duy nhất 1 tép tỏi, tất cả dinh dưỡng mà tỏi thân thảo có được đều dồn vào 1 tép tỏi đó do vậy tỏi cô đơn giá cao hơn tỏi thường và tốt hơn tỏi thường.
Đặc biệt: Tỏi cô đơn Đà Lạt tại Insale được trồng và canh tác tại các nhà vườn ở Đà Lạt và các vùng thuộc tỉnh Lâm Đồng. Tỏi cô đơn được trồng tự nhiên không sử dụng phân bón hóa học, tỏi cô đơn cũng giống như tỏi thường nhiều tép nhưng lại giàu dinh dưỡng hơn gấp vài chục lần.
Có tới 6 loại tỏi phổ biến và thường được tìm thấy ở Việt Nam:
- Tỏi Đà Lạt: Là loại tỏi được dùng phổ biến vì không quá nồng và cay như tỏi Lý Sơn và tỏi Phan Rang mà giá lại hợp lý. Tỏi Đà Lạt củ vừa và chắc có màu tím.
- Tỏi Lý Sơn: Là loại tỏi nhỏ giá cao vì mùa vụ trồng lâu và phù hợp trồng nơi khí hậu cằn cỗi, tỏi có màu trắng và không bị ngã màu.
- Tỏi Phan Rang: Phan Rang cũng thuộc nhóm đất cằn cỗi, tỏi Phan Rang thơm và cay nồng hơi khó ăn đối với người chưa quen.
- Tỏi Sơn La: Tỏi Sơn La tựa như tỏi Lý Sơn nhưng giá tốt hơn và củ tỏi cũng to hơn.
- Tỏi Hải Dương: ở Hải Dương tỏi được trồng phổ biến tại Huyện Kinh Môn. Tỏi nơi đây có màu trắng ngà cùng vỏ tỏi có chút sần sùi.
- Tỏi Trung Quốc: Kích thước to, củ tỏi Trung Quốc rất đẹp nhưng về chất lượng thì chưa được kiểm nghiệm
2. Ăn tỏi cô đơn có tác dụng gì? Công dụng của tỏi cô đơn
Tỏi cô đơn được y học hiện đại chứng thức rằng có cơ chế tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Trong tỏi còn chứa 0.1-0.36% lượng tinh dầu tỏi, trong tinh dầu tỏi có chứa vi lượng khoáng chất tốt cho cơ thể, trong đó có cả Selen.
Theo nghiên cứu Đông Y hiện đại đã chứng minh được tỏi cô đơn không chỉ đóng vai trò nguyên phụ liệu mà còn được xem là dược liệu quý vì mang lại nhiều lợi ích như: cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng, điều hòa huyết áp, chống oxy hóa cao giúp ngăn ngừa ung thư, kháng viêm, hạn chế vấn đề lão hóa của các tế bào, …
Tỏi cô đơn ngoài việc đóng vai trò làm nguyên phụ liệu quan trọng hằng ngày còn được sử dụng để ngâm rượu, thảo dược chữa bệnh trong đông y. Theo công bố của tổ chức y tế thế giới (WHO) chứng minh rằng rượu tỏi có thể hỗ trợ điều trị 4 nhóm bệnh: xương khớp (thấp khớp), hệ tuần hoàn (tim mạch), phế quản và đường tiêu hóa.
Trong các trường hợp khác tỏi cô đơn còn có các đặc tính như giảm lượng lipid có trong máu, béo phì, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội, đái tháo đường, … Nên sử dụng tỏi cô đơn vì đây là loại tỏi tốt cho sức khỏe, vừa làm nguyên liệu và là thảo dược quý trong nhà.
3. Cách chế biến tỏi và làm tỏi ngâm
Ăn tỏi tươi sống: ăn tươi là cách đơn giản và cũng như là cách đảm bảo khai thác được dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm. Sử dụng tỏi làm nước chấm cùng nước mắm phú quốc hoặc nước tương kèm một ít ớt.
Tỏi cô đơn ngâm rượu: đây là phương pháp hiểu quả và nổi tiếng khi nhắc đến tỏi cô đơn. Sử dụng 400g tỏi cô đơn bóc vỏ, ngâm cùng 1 lít rượu trắng và đựng trong bình thủy tinh. Ngâm từ 7 đến 10 ngày. Mỗi lần chỉ nên uống 30ml, uống 1 – 2 lần/ ngày.
Tỏi cô đơn ngâm mật ong: Sử dụng 30g tỏi cô đơn bóc vỏ, ngâm cùng 150ml mật ong, Sử dụng lọ thủy tinh và đậy kín lọ trong vòng 15 – 20 ngày, bỏ vào tủ lạnh để dùng dần.
Tỏi cô đơn dùng làm nguyên liệu: Tỏi cô đơn được sử dụng nhiều trong các món ăn thường ngày như chiên, xào (cải kale xào tỏi), nấu canh, nước chấm, kho, …
4. Ăn tỏi nhiều có bị hôi miệng? Những người không nên sử dụng tỏi
- Người bị hôi miệng: Hôi miệng đa phần đều bắt nguồn từ dạ dày có vấn đề và việc ăn tỏi không liên quan đến bệnh hôi miệng. Tỏi là loại thực phẩm có mùi đặc trưng và rất đậm mùi, sau quá trình tiêu thụ trong dạ dày và chuyển hóa trong cơ thể, tỏi vẫn còn dư chất và tăng thêm mùi khó chịu cho người mắc phải triệu chứng này. Dư chất này thoát ra theo đường hơi thở hoặc tuyến mồ hôi.
- Người mắc bênh tả: Allicin có trong tỏi làm kích thích thành ruột. Vì vậy, người mắc bệnh tả tiêu thụ nhiều tỏi dẫn đến bệnh tình càng trở nặng.
- Người mắc bệnh hoặc đang điều trị bệnh liên quan đến mắt: Nên giảm thiểu khẩu phần tỏi đối với người có thị lực kém và có mắc các bệnh liên quan đến mắt vì trong tỏi có chứa hợp chất kích thích màng nhầy và các mô kết mạc trên mắt.
- Người có tiền sử dị ứng với tỏi: dị ứng với tỏi là triệu chứng đầy hơi, buồn nôn, đạu bụng và nôn ói khi tiêu thụ tỏi.
Lưu ý: tỏi cũng được xem là thảo dược, nên tiêu thụ tỏi vừa đủ với hàm lượng 10g/ngày. Không nên ăn tỏi trong lúc đói vì tỏi có chứa Fructans tạo khí trong dạ dày. Cần cẩn thận khi sử dụng tỏi kết hợp với một số thực phẩm không phù hợp gây ra nhiều triệu chứng không mong muốn.
5. Vì sao nên mua cà rốt Đà Lạt tại Insale?
Tỏi cô đơn Đà Lạt và các lại rau củ quả sạch tại Insale.vn đều được nhập trực tiếp từ các nhà vườn Đà Lạt. Sàn thương mại điện tử Insale cung cấp tỏi cô đơn Đà Lạt tươi chất lượng cao vẫn đảm bảo đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cùng với giá cả hợp lý.