Đậu xanh hay còn gọi là đỗ xanh – một loại ngũ cốc thuộc họ đậu có kích thước nhỏ với đường kính chỉ khoảng 2 – 2,5mm. Đậu xanh là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp mỗi gia đình. Đậu xanh hữu cơ là đậu xanh được canh tác theo phương pháp sạch:
- Không canh tác trên đất nhiễm hóa chất độc hại
- Không phân hóa học
- Không thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật
- Không thuốc kích thích tăng trưởng
- Không thuốc bảo quản sau thu hoạch
- Giống thuần chủng, không biến đổi gen (Non-GMO)
Đậu xanh nguyên hạt thuần chủng là loại đậu xanh sạch trồng bằng hạt giống thuần chủng (không biến đổi gen) trong điều kiện đất canh tác sạch, trồng 4 tháng, không phun thuốc trừ sâu, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Do đó, có thể nói rằng đậu xanh hữu cơ là thực phẩm sạch, an toàn và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh hữu cơ
Đậu xanh giàu chất chống oxy hóa và các dưỡng chất cho cơ thể. Trung bình 100g đậu xanh hữu cơ chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
- Calo: 328 Kcal
- Chất béo: 2,4 g
- Chất đạm: 23,4
- Carbohydrate: 53,1 g
- Chất xơ: 4,7g
- Kali: 1132 mg
- Canxi: 64 mg
- Sắt: 4,8 mg
- Magie: 270 mg
- Phốt pho: 377 mg
Ngoài ra, trong hạt đậu xanh còn chứa một số vitamin và kháng chất khác như: vitamin C, vtamin E, vitamin K, vitamin B, natri,…
Đậu xanh hữu cơ có tác dụng gì?
Bởi chứa nhiều thành phần dưỡng chất nên đậu xanh rất tốt cho sức khỏe của người dùng. Một số tác dụng của đậu xanh là:
- Ngăn ngừa đột quỵ: đậu xanh chứa hai hoạt chất vitexin và isovitexin có đặc tính chống viêm, giúp chống lại tổn thương các gốc tự, hình thành cơn đột quỵ khi nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột.
- Đậu xanh chữa bệnh Gout: hàm lượng chất xơ trong đậu xanh cao giúp tham gia chuyển hóa protein, giảm tích tụ axit uric – nguyên nhân gây ra bệnh gút. Ngoài ra, đậu xanh còn giúp ức chế thoái hóa khớp nhờ chất flavonoid.
- Phòng ngừa bệnh tim mạch: đậu xanh giúp giảm lượng cholesterol xấu. Theo nghiên cứu của các nhà khóa học ăn nhiều các loại đậu (trừ đậu nành) sẽ làm giảm khoảng 5% cholesterol xấu trong máu.
- Giảm huyết áp: protein có trong đậu xanh có tác dụng ức chế các enzyme làm tăng huyết áp.
- Phòng ngừa cách bệnh mãn tính: chứa các chất oxy hóa dồi dào (phenolic, flavonoid, axit caffeic,…) đậu xanh có tác dụng ức chế sự phát triển của các gốc tự do – nguyên nhân gây ra các căn bệnh mãn tính như ung thư phổi hay ung thư dạ dày.
- Kiểm soát đái tháo đường: chất vitexin và isovitexin có trong đậu xanh làm giảm lượng đường huyết trong máu và giúp insulin hoạt động tốt, giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả.
- Thanh nhiệt giải độc: đậu xanh có tính mát giúp thanh nhiệt, giải độc, điều hòa ngũ tạng.
- Hỗ trợ giảm cân: nhờ vào khả năng làm kéo dài cảm giác no, ngăn chặn hormone gây đói khiến người ăn quên đi cảm giác thèm và ăn uống ít hơn.
Cách sử dụng đậu xanh hữu cơ
Đậu xanh là thực phẩm giàu dinh dưỡng được sử dụng nhiều trong các món ăn. Sau đây là một số món ăn ngon được chế biến từ hạt đỗ xanh.
Cách nấu chè đậu xanh
Nguyên liệu:
- 300g đậu xanh bóc vỏ
- 200ml nước cốt dừa
- 100g đường
- 3 muỗng cà phê bột sắn
Cách bước chế biến:
- Bước 1: Ngâm đậu xanh trong nước sạch khoảng 2 tiếng và loại bỏ đi các hạt bị hư hỏng.
- Bước 2: Bỏ đậu xanh vào nội với một ít muối. Đổ nhập nước trên hạt đậu và đun khoảng 20 phút. Sau đó, đổ thêm 500ml vào nồi và vẹn nhỏ lửa để thêm 15 phút nữa.
- Bước 3: Cho 100g đường vào nồi, hoặc tùy chỉnh lượng đường cho phù hợp với khẩu vị.
- Bước 4: Cho bột sẵn vào bát và một ít nước vào khuấy đều cho một hòa tan, rồi đổ từ từ hỗ hợp vào nồi chè, vừa đỗ vừa khuấy cho bột không bị đóng cục. Tiếp tục, đun nhỏ lửa cho đến khi chè sánh lại.
- Bước 5: Tắt bếp để nguội và cho nước cốt dừa vào nồi. Sau đó bật bếp đun cho đến khi hỗn hợp hơi sánh lại, thì cho vào 1 ống vani và khuấy đều và tắt bếp.
- Bước 6: Múc đậu xanh ra, có thể thêm một ít nước dừa lên trên và thưởng thức. Bảo quản chè ở trong tủ lạnh để được lâu hơn và ăn mát hơn.
Cách nấu sữa đậu xanh
Nguyên liệu:
- 300g đậu xanh bóc vỏ
- Đường cát (tùy độ ngọt)
- Sữa tươi
- 2 – 3 lá dứa
- Đá lạnh (uống kèm)
Cách chế biến:
- Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: đậu xanh vo sạch ngâm khoảng 4 tiếng cho đậu mềm; lá dứa rửa sạch buộc là gọn gàng.
- Bước 2: Nước lại đầu xanh và cho vào nổi, đồ đầy nước cao hơn mặt đậu khoảng 1 cm. Sau đó, bật bếp đun nhỏ lửa (Thường xuyên vớt bọt để sữa có màu đẹp hơn)
- Bước 3: Vớt đậu xanh ra và cho vào máy sinh tố để xay nhuyễn.
- Bước 4: Đổ đậu xanh và sữa vào nồi. Pha thêm ít nước lạnh nếu đậu xanh quá đặc. Bỏ lá dứa vào nồi để sữa thơm hơn. Sau đó, bật nhỏ lửa và đun.
- Bước 5: Khi nước sôi, bỏ đường vào theo khẩu vị và đun thêm 2 phút để đường được hòa tan.
- Bước 6: Tắt bếp và rót sữa ra thường thức. Sữa sẽ ngon hơn khi được uống cùng với đá.
Những lưu ý khi dùng đậu xanh hữu cơ
Đậu xanh là thực phẩm tốt cho sức khỏe tuy nhiên cần phải lưu ý một số điều khi sử dụng:
- Người có tính hàn (chân tay lạnh, lưng đau nhức và đi ngoài…) không nên sử dụng nhiều hạt đậu xanh vì có thể khiến tình trạnh bệnh thêm nặng.
- Người có hệ tiêu hóa yếu (Ví dụ như: người già và trẻ em) thì không nên sử dụng quá nhiều đậu xanh vì sẽ gây khó tiêu.
- Không nên sử dụng đậu xanh vào những ngày đèn đỏ vì sẽ gây chướng bụng, đau bụng.
- Không ăn đậu xanh khi đói vì có thể khiến dạ dày bị co bóp.
Trên đây là các thông tin về đậu xanh được InSale nghiên cứu và tổng hợp. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho Quý bạn đọc!