Vải len là gì? Nguồn gốc hình thành
Vải len là một loại vải được dệt từ sợi của lông động vật. Các sợi cấu tạo nên len chủ yếu từ lông cừu (96-97%) và một số ít loại sử dụng lông dê (2%), lông lạc đà (1%), lông thỏ, chim,… (1%).
Chất liệu len xuất hiện từ rất lâu, khoảng 4000 năm trước công nguyên tại Địa Trung Hải. Và là loại vải đầu tiên sử dụng làm quần áo có xơ gốc động vật.
Chết liệu len có khả năng giữ nhiệt hoàn hảo mỗi khi mùa đông đến nên được sử dụng chủ yếu được sử dụng để may các trang phục dày và ấm.
Các loại vải len phổ biến hiện nay
Vải len hiện nay có nhiều loại theo nhiều phân khúc từ trung cấp đến cao cấp. Sau đây là một số loại vải len được sử dụng phổ biến:
- Len thông thường: được cấu tạo từ 100% lông cừu, rất mềm mại, hút ẩm, thoáng khí, có độ đàn hồi cao và chống tĩnh điện rất tốt. Những sản phẩm thời trang được là từ len lông cừu mang lại cảm giác dễ chịu và rất bền nên được nhiều người dùng yêu thích.
- Len Cashmere: được làm từ lớp lông tơ của dê Cashmere. Loài dê này sống nhiều ở dãy núi Himalaya, khu vực có khí hậu lạnh giá có thể xuống tới 40 độ C. Vào mùa xuân, dê Cashmere sẽ thay lông. Do đó chất liệu len Cashmere vô cùng quý giá. Nó có khả năng cách nhiệt gấp 8 lần các loại len thông thường. Với giá thành rất cao, chất liệu len Cashmere được sử dụng làm các sản phẩm thời trang cao cấp, hàng hiệu.
- Len Angora: là chất liệu được lấy từ lông thỏ Angora, vô cùng mềm mịn, mỏng và cực kỳ bông. Tuy nhiên do khác bông và không bền nên trong quá trình sản xuất phải pha thêm một số loại len khác để tăng độ bền của sản phẩm làm ra.
- Len cotton: được làm từ vải cotton nên mềm mại, tỏa nhiệt làm ấm nhanh, không gây kích ứng, dị ứng với da. So với các loại len khác, len cotton có giá thành khá rẻ nên được sử dụng rất thông dụng.
- Len tổng hợp: là loại len rất thông dụng vì giá thành cực rẻ, phù hợp với nhiều phân khúc người dùng. Chất liệu len tổng hợp khá mềm mại và ấm áp. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại len tổng hợp có nguồn gốc không rõ ràng nên người dùng cần lưu ý lựa chọn sản phẩm chất lượng để tránh gây hại cho sức khỏe.
Đặc điểm của vải len
Ưu điểm
Chất liệu vải len có những ưu điểm vượt trội như sau:
- Khả năng giữ ẩm tốt: ưu điểm dễ nhận biết nhất của vải len, do đó, vải len thường được sử dụng để làm quần áo ấm, găng tay, mũ ấm, khăn quàng cổ,… vào mùa đông. Và là trang phục hàng ngày ở những nơi có thời tiết lạnh quanh năm, mỗi lần đi du lịch Đà Lạt thì không thể nào thiếu đồ len được.
- Mềm mại, mịn màng: nhờ thành phần làm từ lông cừu nên vải len có độ mềm mịn cao, khi có xát không gây rát hay khó chịu cho người sử dụng.
- Chống cháy khá tốt: len có khả năng chống cháy tốt hơn các loại sợi bông hay sợi tổng hợp. Tùy vào loại lèn mà sẽ có mức độ chống cháy cao, thấp khác nhau.
Nhược điểm
Không sản phẩm nào là hoàn hảo không có nhược điểm nên vải len cũng có một số nhược điểm sau:
- Dễ bị bung, rách: khi một sợi len bị bung ra sẽ kéo theo các sợi bên cạnh bị thuốc theo. Đặc biệt, các sản phẩm đan tay sẽ càng dễ bị hư hỏng, không sử dụng được khi bị bung sợi.
- Độ thấm nước cực cao: vải len có độ đấm nước cao hơn so với các loại vải khác. Khi thấm nước, trọng lượng của sản phẩm sẽ tăng lên đáng kể, gây khó khăn trong việc giặt và vắt khô sản phẩm.
Cách nhận biết vải len chất lượng cao
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải len trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Do đó, để lựa chọn những sản phẩm len chất lượng người dùng cần chú ý những điểm sau:
- Nhận biết bằng trực quan: dùng tay để thử độ co giãn của sợi len. Nếu vải len giãn nhiều thì đó là len chất lượng. Hoặc khi vò vải len bị nhăn thì đó chắc chắn là loại vải khác.
- Nhận biết bằng nhiệt: vải len rất khó cháy, khi đốt len lửa chay rất yếu và có mùi khét như mùi tóc bị đốt, tro đen và dễ bị vỡ.
Ngoài ra, những sản phẩm làm từ len thật hoặc thành phần len nhiều thì độ mềm mịn sẽ cao hơn so với những loại vải len hỗ hợp hay tạp chất.
Cách vệ sinh và bảo quản vải len bền
Cách vệ sinh vải len
Để len được sử dụng lâu và bền hơn cần phải giặt đúng cách:
- Cần giũ mạnh sản phẩm len để loại bỏ bớt bụi bẩn trước khi giặt
- Chỉ sử dụng bột giặt có khả năng tẩy rửa thấp và trung bình
- Không nên ngâm và giặt vải len trong nước nóng
- Có thể pha một lượng dấm trung hòa vào nước giặt để giữ độ bền màu cho len
- Chỉ tẩy trắng bằng các loại nước tẩy chứa clo khi thật sự cần thiết
- Phơi vải len ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gắt của mặt trời
Bảo quản vải len đúng cách
Ngoài ra, người dùng cần biết cách bảo quản len để sản phẩm sử dụng được bền lâu hơn:
- Không treo đồ len bằng móc thì sẽ khiến đồ bị chảy xệ, mất form dáng
- Không ủi vải len bằng bàn là hơi nước quá 150 độ C
- Mặt thêm chiếc áo mỏng ở trong trước khi mặc áo len để tránh tiếp xúc với mồ hôi
Trên đây là tất cả những thông tin về vải len cho InSale nghiên cứu và tổng hợp. Hy vọng rằng những thông tin có ích cho người đọc và giúp cho người đọc biết cách lựa chọn, sử dụng, bảo quản thật tốt đồ len.