Trong những năm gần đây thì ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm không khí đang được quan tâm, ở các thành phố lớn thì mức độ ô nhiễm không khí đã đến mức báo động, để đánh giá chất lượng không khí người ta sử dụng chỉ số AQI, mọi người ít nhiều cũng đã được nghe qua thuật ngữ này. Vậy, chỉ số AQI là gì? AQI ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

CHỈ SỐ AQI LÀ GÌ?

AQI (chỉ số chất lượng không khí) là thước đo mức độ ô nhiễm không khí. Giải thích cụ thể hơn thì là những thông số đánh giá mức độ ô nhiễm hiện tại hoặc dự báo trước chất lượng không khí. Chỉ số cho chúng ta biết xung quanh ta không khí sạch hay ô nhiễm. Nơi nào có chỉ số AQI thấp đồng nghĩa với việc chất lượng không khí tôt và ngược lại số AQI cao thì chất lượng không khí ở mức ô nhiễm báo động.

Chỉ số AQI bao gồm 5 thông số:

  • Ozone mặt đất: nguyên nhân là từ chất thải của các nhà máy, các phương tiện giao thông, khói do cháy rừng,…
  • Ô nhiễm phân tử: đánh giá qua chỉ số bụi mịn PM 2.5 ( tham khảo bài viết bụi mịn PM 2.5,nguồn gốc, tác hại và phương pháp phòng chống để hiểu rõ hơn)
  • CO: Còn gọi là khí Cacbon monoxit, hít lượng lớn khí CO dễ dẫn đến ngộ độc. Các chịu chứng nhẹ thường thấy như: cúm, tức ngực, khó thở, chóng mặt,.v.v. Hít lượng lớn CO trong thời gian dài dẫn đến mệt mỏi, rối loạn thần kinh, suy giảm các chức năng hoạt động của não bộ.
  • SO2: Khí Sulfur dioxit xuất hiện khi các nhà máy sản xuất thải khí. SO2 ảnh hưởng đến các chức hô hấp của cơ thể người. Gây co thắt phế quản, viêm phổi,…
  • NO2: Là khí nguy hiểm và đáng báo động nhất. Vì khi tiếp xúc với một lượng ít gây tổn thương phổi, nhiễm trùng hệ hô hấp.

AQI

CÁC CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ

Khoảng giá trị AQI Chất lượng không khí  

Ảnh hưởng sức khỏe

0-50 Tốt Không ảnh hưởng đến sức khỏe
51-100 Trung bình Nhóm nhạy cảm nên hạn chế thời gian ở bên ngoài
101-150 Xấu Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhóm nhạy cảm hạn chế thời gian ở bên ngoài
151-200 Kém Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ra ngoài
201-300 Rất kém Nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở bên ngoài
301-500 Nguy hại Mọi người nên ở trong nhà

Note: Nhóm nhạy cảm gồm trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp.

Như đã nói ở trên, hiện nay chỉ số ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn đang ở mức báo động,  cùng nhau tìm hiểu về chất lượng không khí ở 2 thành phố lớn ở Việt Nam.

CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ Ở HÀ NỘI

Hiện nay, chỉ số chất lượng không khí ở Hà Nội luôn ở mức báo động, chất lượng không khí ở Hà Nội  bắt đầu suy giảm theo chiều hướng xấu dần,tác nhân ô nhiễm chủ yếu là bụi mịn PM 2.5 điều này nếu không được cải thiện sẽ vô cùng nguy hại, bụi mịn gây ra sương mù cản trở tầm nhìn, nguy hiểm cho những người tham  gia giao thông, ảnh hưởng nghiêm trọng  đến sức khỏe đặc biệt là nhóm đặc biệt người già, trẻ em và những người mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp.

CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cũng như Hà Nội, tình hình ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh cũng không khả quan hơn, khi chỉ số chất lượng không khí lúc nào cũng ở ngưỡng đỏ và tím. AQI cao ngất ngưỡng có nghĩa ô nhiễm không khí càng nặng. Để hạn chế sức khỏe bị ảnh hưởng người dân nên hạn chế ra đường đặc biệt là nhóm người nhạy cảm trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người mắc bệnh như he suyển, viêm phổi hoặc khi ra đường để hạn chế thấp nhất mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm không khí. Phải trang bị khẩu trang chuyên dụng, mắt kính, áo khoác ngoài để bảo đảm sức khỏe.

o nhiem

CÁC PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ HÍT PHẢI KHÍ Ô NHIỄM

HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ KHI RA NGOÀI

Mách bạn một vài mẹo để giảm bớt ảnh hưởng bởi việc không khí ô nhiễm:

  • Những loại khẩu trang y tế thông thường chỉ là rào chắn tạm thời, do đó bạn phải sử dụng khẩu trang chuyên dụng có thể lọc bụi mịn.
  • Sử dụng các loại trang phục bảo hộ khi ra ngoài.
  • Ở những thời điểm chất lượng không khí xấu những người có bệnh về hô hấp không nên ra ngoài.
  • Hạn chế ra đường trong những khung giờ cao điểm kẹt xe vì lúc đó lượng lớn khí thải từ pô xe làm tăng nồng độ ô nhiễm không khí lên mức báo động.

HẠN CHẾ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ

Có phải bạn đang thắc mắc vì sao lại hạn chế ô nhiễm trong nhà? Nhiều người nghĩ rằng ô nhiễm không khí chỉ xảy ra ở bên ngoài nơi có nhiều phương tiện giao thông, khí thải nhà máy, nhà là nơi an toàn nhất giúp ta không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, nếu bụi bẩn trong nhà không được vệ sinh sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi gây hại sức khỏe gia đình. Vậy, làm thế nào để hạn chế ô nhiễm không khí trong nhà?

  • Thường xuyên kiểm tra chất lượng không khí trong nhà bằng cách tải các ứng dụng đo chỉ số AQI.
  • Các tác nhân trong nhà làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí là khói từ các bếp than, bếp dầu,… nên hạn chế sử dụng.
  • Hãy tận dụng không khí tự nhiên để thông gió mang lại làn gió mới cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên, nếu xung quanh nhà bạn có nguồn khí ô nhiễm thì không nên thực hiện phương pháp này.
  • Xung quanh nhà nên trồng nhiều cây xanh, vì cây xanh có khả năng lọc không khí rất tốt.
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa, đặc biệt nếu nhà bạn được thiết kế chủ yếu là cửa kính thì việc lau dọn lại càng phải được xem trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *