Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc bé quấy khóc không chịu bú cũng là nỗi ám ảnh của người làm cha mẹ. Hãy cùng InSale tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng con nhỏ khóc nhiều bỏ bú!
Biểu hiện trẻ quấy khóc bất thường
Trẻ khóc nhiều bỏ bú là biểu hiện thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Đây là biểu hiện sinh lý bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên các bậc cha mẹ cần chú ý những biểu hiện trẻ quấy khóc bất thường sau đây:
- Trẻ bỏ bú, bú ít và thường xuyên bị nôn trớ, khó chịu khi đang bú.
- Trẻ khóc nhiều, khóc dai dẳng, thường kéo dài hơn 3h mỗi ngày và khóc vào buổi tối.
- Trẻ hay bị giật mình, hoảng sợ và khóc thét… khi đang ngủ.
- Trẻ khóc nhiều bỏ bú liên tục trong vòng 3 – 4 cần.
Khi gặp những trường hợp như trên, cha mẹ nên đưa bé đi kiểm tra sức khỏe để có biện pháp chữa trị kịp thời. Còn nếu trẻ chỉ khóc không chịu bú thì cha mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy cùng InSale.vn tìm hiểu nguyên nhân khiến bé khóc khi bú.
Nguyên nhân khiến trẻ khóc nhiều bỏ bú
Bé bị các vấn đề về miệng
Trường hợp bé vẫn bú ngoan nhưng một ngày đột nhiên trở nên hay cáu gắt, bỏ bú thì rất có thể bé đang gặp các vấn đề về răng miệng như nhiệt miệng, nấm miệng, mọc răng, viêm nướu… khiến bé cảm thấy bé vô cùng khó chịu.
Sữa mẹ tiết ra quá ít hoặc quá nhiều
Nguyên nhân phổ biến khiến bé khóc nhiều khi bú là do sữa mẹ tiết hay quá nhanh hay quá chậm. Khi mẹ thấy bé bị ho hoặc sặc khi bú thì đó là biểu hiện sữa đang ra quá nhiều. Còn khi bé nhả ti mẹ, cong lưng và tựa sát và ngực mẹ thì tức là sữa đang tiết ra quá chậm.
Sữa mẹ có mùi lạ
Khi trẻ quấy khóc không chịu bú, mẹ cần xem lại chế độ ăn của mình có các thực phẩm gây mùi như sầu riêng, tỏi, mù tạt,…hay không. Vì trẻ nhỏ có khứu giác rất nhạy nên khi nhận ra mùi lạ trẻ sẽ không chịu bú.
Trẻ muốn ợ hơi
Nhiều trường hợp trẻ khóc khi đang bú có thể do trẻ đang muốn ở hơi hoặc xì hơi. Khi đó, mẹ có thể đặt bé lên vai và xoa lưng nhẹ nhàng cho bé giúp bé dễ chịu hơn. Trẻ em từ 4 tháng tuổi có thể tự mình ợ hơi.
Bé không thoải mái khi bú
Trẻ khó chịu có thể do trẻ cảm nhận được mẹ hoặc người chăm sóc có tâm trạng không tốt. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm và thường bị ảnh hưởng bởi tâm lý người lớn.
Hoặc cũng có thể trẻ không thoải mái với tư thế bú cũ. Các mẹ hãy thử đổi tư thế bú sao cho trẻ cảm thấy dễ chịu và phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Bé bị phân tâm
Trẻ em thường để ý quan sát môi trường xung quanh và dễ bị phân tâm. Nên nếu khi đang bú mà bé nghe thấy tiếng ồn hoặc bé đang chăm chú xem tivi, ca nhạc mà bị mẹ làm gián đoạn thì bé sẽ trở nên khó chịu, khóc và không chịu bú.
Bé gặp các vấn đề về tiêu hóa
Khi không khỏe trong cơ thể trẻ sẽ biểu hiện ra ngoài bằng việc hay khóc. Có thể trẻ đang gặp các vấn đề về tiêu hóa khiến trẻ không muốn bú và khó chịu như trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy, đau bụng,… Khi đó, mẹ hay để ý quan sát kỹ hơn các biểu hiện cả bé và dẫn bé đi kiểm tra sức khỏe khi cần thiết.
Trẻ khóc khi buồn ngủ
Trẻ em khi buồn ngủ sẽ trở nên cáu gắt và khó chịu. Nếu có âm thanh ồn ào hoặc không được mẹ vỗ về trẻ sẽ trở nên khóc to hơn. Thường những biểu hiện trẻ quấy khóc không chịu bú do buồn ngủ sẽ lặp lại theo chu kỳ giấc ngủ của bé, thông thường là vào buổi trưa hoặc chiều tối.
Cơ thể của bé bị thiếu chất
Trẻ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển. Nếu bị thiếu chất trẻ sẽ có những biểu hiện khóc to kèm theo giật mình, bị đổ mồ hôi trộm, nấc cụt,… Các mẹ nên đảm bảo cung cấp đầy đủ cho trẻ những dưỡng chất cần thiết như: bộ 3 Canxi nano, Vitamin D3, MK7, FOS, DHA,…
Bé đã quen bú bình
Đôi khi bạn sẽ thấy bé nhả ti mẹ ngay khi bạn bắt đầu cho bé bú hoặc bé không chịu bú. Điều hay có thể là do bé không thấy đói hoặc bé đã quen với việc bú bình nên khi bú lại núm vú mẹ sẽ quấy khóc vì không quen.
Làm thế nào để trẻ không quấy khóc và bú ngoan?
Sau đây, hãy cùng InSale tìm hiểu các cách khắc phục tình trạng trẻ bỏ bú quấy khóc:
- Đưa bé ra ngoài đi dạo: mẹ có thể thay đổi không khí cho trẻ bằng việc đưa trẻ đi dạo quanh nhà, trong vườn hoặc trong công viên.
- Đổi ngực khi cho con bú: các bà mẹ có thể thử thay đổi phía ngực để có thể khiến trẻ dễ chịu hơn.
- Xoa bóp ngực: để điều chỉnh lượng sữa chạy ra ổn định. Mẹ có thể xoa bóp, massage nhẹ vú trước khi cho trẻ bú và dùng tay bóp nhẹ để giữ dòng sữa ổn định. Khi lượng sữa ổn định hãy bỏ tay ra và cho trẻ bú bình thường.
- Thay đổi tư thế: mẹ hãy thay đổi linh hoạt nhiều tư thế cho đến khi bé cảm thấy thoái mái và nín khóc.
- Không ép trẻ bú: việc ép buộc trẻ có thể khiến trẻ khóc thét lên, do đó mẹ hãy cho trẻ ăn ngủ, sinh hoạt khoa học. Nếu trẻ quen bú theo thời gian biểu, mẹ sẽ biết thời gian nào trẻ cần bú và cho bú.
- Đưa trẻ vào phòng có ánh sáng nhẹ: mẹ có thể cho bé vào phòng có ánh ánh nhẹ và yên tĩnh để trẻ tránh bị phân tâm khi đang bú.
- Cố gắng dỗ bé nín: để dỗ bé nín mẹ có thể chơi đùa cùng bé, nói chuyện nhẹ nhàng với bé hoặc hát cho bé nghe.
- Vỗ lưng cho bé ợ hơi: bé được ợ hơi đúng cách sau khi bú sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Do đó, mẹ có thể vỗ nhẹ lưng cho bé để giúp bé ợ hơi dễ dàng hơn.
- Mẹ tiếp xúc da kề da nhiều hơn với con: yếu tố thoải mái là yếu tố quan trọng giúp trẻ bú ngoan hơn. Sự tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé là cách xoa dịu cảm giác khó chịu của con khi bú mẹ. Mẹ hãy thử dùng tay vuốt má, ôm ấp và dỗ dành bé.
- Tắm và massage cho trẻ: sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và dễ chịu, giảm quấy khóc. Việc này còn hỗ trợ quá trình lưu thông máu cho trẻ rất hiệu quả.
- Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho trẻ: mẹ cần lên một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Một số dưỡng chất cần thiết cho trẻ
- Canxi: là chất dinh dưỡng cần thiết cho phát triển hệ xương khớp. Ngoài ra, canxi còn hỗ trợ cho sự phát triển của hệ cơ bắp, hệ tuần hoàn, kích thích cơ thể tiết nhiều hormone quan trọng.
- Vitamin D: góp phần cho sự phát triển chiều cao của bé. Trẻ em thiếu Vitamin D sẽ gây ra tình trạng còi xương, chậm lớn.
- Vitamin A: có tác dụng giúp xương khớp, răng trở nên chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho thị lực của trẻ.
- Magie: góp phần cho sự phát triển thể lực lẫn trí tuệ của trẻ em. Nếu thiếu Magie sẽ khiến trẻ bị chậm lớn, ảnh hưởng đến hệ cơ bắp về hệ thần kinh.
- Kẽm: giúp cơ thể tăng hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Trẻ em thiếu Kẽm sẽ dễ bị ốm vặt và chậm phát triển.
- Immune alpha: có vai trò tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Colostrum: chứa nhiều kháng thể tự nhiên giúp bé tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy cơ thể phát triển toàn diện.
- MK7: vận chuyển Canxi vào tận xương và răng, và kéo canxi ra khỏi chỗ dư thừa. Để bổ sung Canxi cho trẻ an toàn, thì bắt buộc phải có vai trò của MK7.
- FOS: giúp quá trình tiêu hóa của trẻ trở nên dễ dàng và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Đặc biệt, cải xoăn Kale là “siêu thực phẩm” tốt cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là trẻ trong giai đoạn ăn dặm từ 7 tháng tuổi trở lên. Cải xoăn Kale giúp bé tăng cường đề kháng, ngăn ngừa thiếu hụt canxi, vitamin, và các chất khoáng khác.
Trên đây là tổng hợp những thông tin cần thiết cho các bậc phụ huynh chăm sóc con nhỏ khi trẻ quấy khóc không chịu bú. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho Quý bạn đọc.
Để tìm hiểu kỹ hơn về những tác dụng của cải xoăn Kale đối với trẻ em, Quý bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết: http://insale.vn/cai-xoan-kale-huu-co/