Hiển thị 1–12 của 56 kết quả


Tết Trung Thu 2021 có xu hướng như thế nào?

Tết Trung Thu là một trong những dịp lễ lớn trong năm mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Hãy cùng Insale tìm hiểu kỹ hơn về nét đẹp trong phong tục đón Tết Trung Thu truyền thống của Việt Nam và xu hướng Trung Thu 2021 trong bài viết dưới đây!

1. Tết Trung Thu

1.1 Tết Trung Thu là gì?

Tết Trung Thu (hay còn gọi là Tết Thiếu Nhi, Tết Đoàn Viên) được tính theo Âm lịch vào ngày rằm tháng tám hàng năm (ngày 15/8 Âm lịch). Đây là ngày chính giữa của mùa thu, nên được gọi là Trung Thu. Năm 2021, Trung Thu sẽ được diễn ra vào ngày 21/9 Dương lịch. 
Tết Trung Thu là lễ hội được các bạn nhỏ mong chờ nhất trong năm
Tết Trung Thu là lễ hội được các bạn nhỏ mong chờ nhất trong năm

1.2 Nguồn gốc Tết Trung Thu

Có rất nhiều câu chuyện cổ tích thần thoại kể về nguồn gốc của Tết Trung Thu, tuy nhiên dưới đây là 2 câu chuyện phổ biến nhất được sử sách ghi lại khi nói về Trung Thu ở Việt Nam và Trung Quốc.
  • Nguồn gốc Tết Trung Thu tại Việt Nam: Nhiều sử sách ghi lại rằng Tết Trung Thu được tổ chức lần đầu tiên ở dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Đây là dịp để vua Lý và nhân dân cả nước tạ ơn các vị thần, đặc biệt là Thần Rồng đã bảo vệ, che chở cho người dân có một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời nhà Lý
Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời nhà Lý
  • Nguồn gốc Tết Trung Thu ở Mỹ: Vì Mỹ là quốc gia phương Tây, sống theo lịch dương nên Tết Trung Thu tại Mỹ thường được tổ chức bởi cộng đồng người châu Á hoặc người Mỹ gốc Á. Các sự kiện truyền thống của Trung Thu cũng được dàn dựng công phu như: múa lân, treo đèn lồng, rước đèn … để mọi người có dịp nhớ về nguồn cội của mình.
  • Nguồn gốc Tết Trung Thu ở Nhật Bản: Ở Nhật có phong tục tổ chức lễ hội Otsukimi (hay còn gọi là lễ hội ngắm trăng). Tục lệ này có từ hàng nghìn năm trước và chỉ dành cho tầng lớp hoàng gia, quý tộc. Tuy nhiên đến thời Edo (1603 - 1868) lễ hội này được tổ chức rộng rãi trong cộng đồng để người dân “tạ ơn” mặt trăng và cầu nguyện những điều tốt lành trong năm mới. Người Nhật Bản có phong tục ngắm trăng, thưởng trà, ăn bánh Dango, khoai lang, hạt dẻ, mì ramen, mì soba vào dịp Trung Thu. Các bé sẽ được bố mẹ tặng những chiếc đèn lồng hình cá chép để rước đèn với mong muốn con mình sẽ lớn lên thật thông minh và khỏe mạnh.
Bánh Trung Thu Dango Nhật Bản
Bánh Trung Thu Dango Nhật Bản
  • Nguồn gốc Tết Trung Thu từ thời nhà Đường ở Trung Hoa: Sử sách ghi chép lại rằng Dương Quý Phi là sủng phi được vua Đường Huyền Tông cưng chiều hết mực. Vì sợ vua đam mê sắc đẹp của nàng bỏ bê việc triều chính, các quan thần trong triều đã ép vua Đường ban cho nàng cái chết. Sau khi nàng chết, vua thương nhớ khôn nguôi, tình cảm đã lay động được trời xanh. Mỗi năm cứ vào ngày trăng sáng nhất của mùa thu, các vị thần tiên trên trời sẽ cho Đường Huyền Tông gặp lại Dương Quý Phi một lần. Từ đó về sau, ngày rằm tháng 8 sẽ là ngày để vua Đường tưởng nhớ về ái phi của mình.
Bên cạnh đó, dân gian cũng truyền miệng rất nhiều về nguồn gốc Trung Thu như: Chuyện tình Hằng Nga - Hậu Nghệ, Chú Cuội - Chị Hằng, sự tích Thỏ Ngọc, chuyện vua Đường Minh Hoàng dạo chơi vườn Ngự Uyển… 
Nguốn gốc Tết Trung Thu
Nguốn gốc Tết Trung Thu

1.3 Ý nghĩa của Tết Trung Thu

Trung Thu là dịp để chúng ta bày tỏ tình yêu thương đến thế hệ thiếu nhi thông qua những món quà đặc biệt như: đèn lồng, đèn ông sao, mâm cỗ mừng Trung Thu, tổ chức rước đèn...Đây cũng là dịp để những người con đi làm ăn xa được về đoàn viên với gia đình, báo hiếu tổ tiên.  Ngày nay, Trung Thu là dịp được mong chờ nhất trong năm vì vào ngày này, tất cả mọi người có thể nghỉ ngơi, thư giãn và thỏa thích chơi những trò chơi thú vị như: làm lồng đèn, múa lân, múa sư tử, rước đèn trung thu, phá cỗ, bày cỗ với tạo hình nhiều con vật, hát trống quân…   

1.4 Giá trị Tết Trung Thu

  • Giá trị truyền thống: Trung Thu gắn liền với những phong tục tập quán lâu đời của dân tộc, của nền văn minh lúa nước. Từ thời xa xưa, Trung Thu là dịp để tạ ơn trời đất, ăn mừng vụ mùa bội thu và cầu mong năm mới no đủ.
  • Giá trị nhân văn về tình cảm gia đình: Trung Thu là dịp ông bà cha mẹ thể hiện tình yêu thương với trẻ nhỏ, và ngược lạ. Dù ai đi ngược về xuôi, cứ đến dịp Trung Thu là sẽ quây quần, đoàn viên bên gia đình để thể hiện lòng hiếu thảo với người lớn tuổi, lòng biết ơn tới ông bà tổ tiên. Vì thế, Trung Thu còn được gọi là Tết Thiếu Nhi, hay Tết Đoàn Viên. 
Tết Trung Thu - Tết của Thiếu Nhi
Tết Trung Thu - Tết của Thiếu Nhi
  • Giá trị thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên: Trăng là hình ảnh thiên nhiên vô cùng thân thuộc của nhà nông, chỉ cần nhìn ánh trăng cũng dự đoán được thời tiết, thủy triều lên xuống, trăng soi sáng ruộng đồng mùa gặt… Chính vì vậy vào Trung Thu mọi người thường bày mâm cỗ gồm bánh nướng, bánh dẻo, hoa, quả, trà… để ngồi dưới ánh trăng hàn huyên chuyện cũ, vậy nên, Tết Trung Thu hay còn được gọi là “Tết Trông Trăng”.
  • Giá trị gắn kết cộng đồng: Tết Trung Thu không phải là hoạt động đơn lẻ của từng gia đình mà được cả cộng đồng cùng nhau tổ chức. Rất nhiều các hoạt động vui chơi, thể thao, văn hóa văn nghệ được diễn ra trong ngày, giúp mọi người thêm gần gũi và gắn kết với nhau hơn. Đây cũng là giá trị nhân văn rất lớn mà Tết Trung Thu mang lại.
Trung Thu là hoạt động văn hóa văn nghệ được cộng đồng quan tâm
Trung Thu là hoạt động văn hóa văn nghệ được cộng đồng quan tâm

2. Nguồn gốc Bánh trung thu?

Bánh Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc từ cuối thời Nguyên trong cuộc khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn lãnh đạo. Người dân đã nghĩ ra cách đặt mảnh giấy ghi lời phát động tấn công vào ngày trăng sáng nhất (tức ngày rằm tháng 8) để gửi đến tất cả mọi nơi và trở thành phương tiện liên lạc vô cùng an toàn, thông minh.  Sau này, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cứ vào dịp Trung Thu là mọi người sẽ làm bánh Trung Thu để ghi nhớ chiến thắng ngày đó. 
Bánh Trung Thu có nguồn gốc lâu đời từ Trung Quốc
Bánh Trung Thu có nguồn gốc lâu đời từ Trung Quốc
Theo thời gian, bánh Trung Thu được truyền bá rộng rãi đến Việt Nam. Với truyền thống nông nghiệp lâu đời, người Việt Nam đã sáng tạo ra bánh nướng hình vuông thay lời cảm tạ trời đất và bánh dẻo hình tròn là biểu tượng cho sự viên mãn, hẹn trong, gia đình hạnh phúc. Bánh được làm từ bột mì, nhân đủ vị đậu xanh, hạt sen, khoai môn, trà xanh… vô cùng ngon miệng và đẹp mắt.

3. Nguồn gốc lồng đèn và văn hoá rước đèn trung thu

Lồng đèn tượng trưng cho sự may mắn, bình an cho gia đình. Ở Việt Nam, lồng đèn Trung Thu phổ biến nhất là đèn ông sao, đèn cá chép, đèn kéo quân… Lồng đèn được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản như giấy nilon ngũ sắc, dây kim tuyến, thanh tre, giấy màu… 
  • Đèn ông sao 5 cánh được bao quanh bởi vòng tròn tượng trưng cho sự hòa hợp của âm dương ngũ hành trong phong thủy.
  • Đèn cá chép biểu tượng cho sự cố gắng, nghị lực phi thường vươn lên trong mọi hoàn cảnh như câu nói “cá chép hóa rồng” của ông cha.
  • Lồng đèn kéo quân bắt nguồn từ Trung Quốc thể hiện sự hiếu thảo của con cái với ông bà cha mẹ.
Đèn ông sao là món quà Trung Thu tuyệt vời cho bé 
Đèn ông sao là món quà Trung Thu tuyệt vời cho bé
Văn hóa rước đèn trung thu hiện nay phục vụ chính là nhu cầu giải trí cho các bé và các bậc phụ huynh. Rất nhiều các địa phương, phường, xã đã tổ chức buổi rước đèn vào tối 14 hoặc 15 âm lịch, mỗi bé sẽ cầm theo một chiếc đèn trung thu, đi theo đoàn rước vòng quanh xã, phường hoặc nơi ở của mình, lan tỏa không khi vui vẻ đến mọi người. Bên cạnh đó, văn hóa rước đèn Trung Thu cũng mang ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu mong cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi gia đình.

4. Tết Trung Thu 2021 có gì đặc biệt?

Những năm trở lại đây, Tết Trung Thu là dịp giải trí rất lớn nên có nhiều người dành phần lớn thời gian để tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời, gặp gỡ bạn bè… mà quên mất việc đón Trung Thu bên gia đình. Năm 2021, Việt Nam gánh chịu hậu quả nặng nề về kinh tế do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên các hoạt động đón Trung Thu có thể không được tổ chức hoành tráng như mọi năm. Đây là dịp để chúng ta có nhiều khoảnh khắc thú vị bên gia đình. Trung Thu năm nay sẽ được diễn ra vào ngày 21/9 Dương lịch. Hãy để dịp lễ này trở nên thật đặc biệt với một số gợi ý dưới đây của InSale Group:
  • Học làm bánh nướng, bánh dẻo và sáng tạo thêm nhiều loại nhân bánh mới.
Dạy con cách làm bánh cũng là trải nghiệm thú vị khi đón Trung Thu 2021
Dạy con cách làm bánh cũng là trải nghiệm thú vị khi đón Trung Thu 2021
  • Tự tay chuẩn bị đèn lồng, đèn trung thu để trang trí gia đình và dành tặng các bé.
  • Học cách chuẩn bị mâm cỗ Trung Thu đầy đủ lễ vật, tự chế biến các món ăn mặn, ngọt để dâng cúng tổ tiên.
  • Chuẩn bị mâm ngũ quả thật sáng tạo, độc đáo, tạo hình những con vật thú vị từ các loại quả quen thuộc. 
Tự làm mâm cỗ Trung Thu bằng cách cắt tỉa đơn giản từ các loại trái cây
Tự làm mâm cỗ Trung Thu bằng cách cắt tỉa đơn giản từ các loại trái cây
  • Dành thời gian sum họp, ôn lại tuổi thơ bên gia đình.
  • Rước đèn trung thu tại nhà cùng các thành viên trong gia đình.
Tận hưởng giây phút hạnh phúc bên gia đình
Tận hưởng giây phút hạnh phúc bên gia đình

5. Tết trung thu và truyền thống văn hoá lâu đời đặc biệt có không khí như thế nào?

Hàng năm ngay từ đầu tháng 8 âm lịch là không khí đón Tết Trung Thu đã rộn ràng khắp các con phố. Nhiều con đường cũng lung linh hơn bởi màu sắc rực rỡ của những chiếc đèn ông sao, đèn lồng, các đồ dùng trang trí được bày bán khắp phố phường. Tất cả các khu vui chơi, công viên luôn tấp nập người qua lại khiến cho ai cũng cũng tràn ngập sự háo hức, vui vẻ. Nhắc đến Trung Thu, chúng ta không thể không nhắc đến giá trị truyền thống văn hóa lâu đời về ẩm thực, các loại bánh trà, những món quà tặng trung thu và lời chúc dành tặng gia đình, bạn bè đối tác. Đây cũng là dịp để chúng ta trang hoàng nhà cửa, sẵn sàng đón nhận nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình.

5.1. Bánh Trung Thu

Bên cạnh loại bánh Trung Thu thập cẩm truyền thống với nhân hạt bí, mỡ lợn, hạt sen, lạp sườn, mứt bí… thì hiện nay bánh được làm từ nhiều nhân khác nhau như đậu xanh, khoai môn, trà xanh, sữa dừa, sầu riêng, gà quay, vi cá…  để phù hợp với khẩu vị của giới trẻ. 
Bánh Trung Thu - Món quà ý nghĩa dành tặng người thân
Bánh Trung Thu - Món quà ý nghĩa dành tặng người thân
Bánh làm quà tặng Trung Thu cho bé sẽ được tạo hình thành các con vật ngộ nghĩnh như con heo, con trâu, con cá, con thỏ, con mèo, bông hoa... Với sự đang dạng về hương vị, kiểu dáng, giá thành, mẫu mã bao bì… bánh Trung Thu đã trở thành món quà tặng trung thu cho người yêu, người thân, bạn bè, đối tác… trong mỗi dịp rằng tháng 8.

5.2. Trà Ô Long

Trà Ô Long là loại trà nổi tiếng ở Lâm Đồng được mệnh danh là “Vua của các loại trà”, mang hương vị thuần túy từ thiên nhiên. Nước trà thượng hạng có màu vàng xanh tươi tắn, nhấp thử một ngụm bạn sẽ thấy vị ngọt dịu, thanh khiết lan tỏa trong khoang miệng. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi vào đêm rằm tháng 8, cả gia đình quây quần cùng ăn bánh trung thu, thưởng trà, ngắm trăng và tận hưởng giây phút sum họp bên nhau. 
Trà Ô Long - Món quà sang trọng, tinh tế
Trà Ô Long - Món quà sang trọng, tinh tế

5.3. Trà hoa vàng 

Trà hoa vàng được mệnh danh là “Nữ hoàng của các loại trà”. Ngày xưa, trà hoa vàng thường chỉ được dùng để các bậc vua chúa thưởng thức. Trà có màu vàng đẹp mắt, nước trong, hương thơm nhẹ dịu và có vị ngọt thanh đặc trưng. Đây là loại trà đặc biệt tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường, tim mạch, ngừa ung thư, thanh nhiệt, thải độc, đào thải mỡ thừa…  Trà được đóng gói dưới dạng bông hoa có màu vàng, cánh dày sang trọng nên thường được dùng làm quà biếu tặng trong những dịp đặc biệt như Tết Trung Thu
Trà hoa vàng rất ngon và tốt cho sức khỏe
Trà hoa vàng rất ngon và tốt cho sức khỏe

5.4. Lồng đèn

Lồng đèn là biểu tượng của sự may mắn, hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn trong phong thủy và được nhiều người lựa chọn làm đồ trang trí nhà cửa vào những dịp quan trọng như Tết Trung Thu, Tết Nguyên Đán, đám cưới…  Lồng đèn Trung Thu thường được làm bằng chất liệu dân dã như giấy màu, giấy kính, dây kim tuyến, nan tre… Thời xưa có lồng đèn kéo quân, đèn cù, đèn giấy nhún, đèn hoa đăng (dùng để thả ở các sông lớn), đèn xe lon (được làm từ dây kẽm và lon sữa bò)... Ngày nay, theo sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều mẫu mã đèn đa dạng ra đời, được làm từ các chất liệu phổ thông như nhựa, đèn led, có thể phát nhạc và tạo hình đa dạng từ các con vật, các nhân vật hoạt hình..; mang đến cảm giác mới lại cho người dùng.
Lồng đèn Trung Thu hiện đại
Lồng đèn Trung Thu hiện đại
Lồng đèn cũng là quà tặng trung thu cho bé được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn trong dịp lễ lớn này.

5.5. Bia - Whisky - Cognac

Combo bánh Trung Thu kèm Bia - Whisky - Cognac đã trở thành món quà sang trọng được nhiều người lựa chọn để biếu cấp trên, đối tác và người thân trong gia đình. Đây là xu hướng tặng quà trung thu mới rất thời thượng, thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa phương Đông và Phương Tây, gói gọn tâm tình người gửi tặng.
Bia - Whisky - Cognac đã trở thành món quà sang
Bia - Whisky - Cognac đã trở thành món quà sang

5.6 Tặng quà Bánh Trung Thu cho người thân, khách hàng

Tặng Bánh Trung Thu cho những người đặc biệt là nét văn hóa nhân văn của người Việt Nam. Thời điểm tặng bánh thích hợp nhất là từ ngày mùng 10 đến ngày 14 tháng 8 âm lịch để người được tặng dâng lên ban thờ cúng lễ tổ tiên sau đó cả nhà thụ lộc phá cỗ đêm rằm. Để món quà thêm trọn vẹn, bạn nên tặng cả bánh nướng và bánh dẻo kèm theo lời chúc về cuộc sống may mắn, hạnh phúc gửi tặng người yêu thương.

5.7 Dành thời gian cho người thân

Tết Trung Thu hay còn gọi là Tết Đoàn Viên, đúng như tên gọi, trong ngày lễ ý nghĩa này, chúng ta hãy tạm gác mọi lo toan, bộn bề của cuộc sống, dành những giây phút ý nghĩa bên gia đình. Hãy cùng những người thân yêu của mình chuẩn bị mâm cỗ mặn và ngọt dâng lên ông bà tổ tiên, sau đó cùng nhau ăn bữa cơm gia đình ôn lại kỉ niệm Trung Thu thời còn nhỏ.

5.8. Bộ ấm pha trà sang trọng

Bộ ấm pha trà không chỉ là món quà thể hiện văn hóa thưởng trà lâu đời của người Việt mà còn có ý nghĩa rất tốt trong phong thủy, dòng nước luân chuyển trong bình trà sẽ kích hoạt lưu thông dòng khí giúp công việc được hanh thông, như ý.  Trong kinh doanh, việc tặng bộ ấm pha trà thể hệ mong muốn bắt đầu mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, lâu dài, bền chặt.
Bộ ấm pha trà là món quà Trung Thu
Bộ ấm pha trà là món quà Trung Thu

5.9 Trang trí nhà cửa đón trung thu

Bạn có thể trang trí nhà bằng lồng đèn, đèn trung thu, làm mới không gian bằng decor dán tường, thêm một vài món đồ Trung Thu, cắm hoa sen… Việc trang trí nhà cửa đón Trung Thu không chỉ giúp tinh thần phấn chấn, vui vẻ hơn mà còn mang ý nghĩa phong thủy rất lớn, mang lại nguồn sinh khí mới mẻ, giúp gia chủ tăng tài lộc, gia đình hạnh phúc, ấm êm.
Trang trí nhà đón Trung Thu
Trang trí nhà đón Trung Thu

5.10 Chúc tết trung thu

Những lời chúc Tết Trung Thu cũng là món quà ý nghĩa để bạn dành tặng người thân và gia đình của mình. Hãy tham khảo một số câu chúc Trung Thu dưới đây của sàn thương mại điện tử Insale:
  • Hôm nay là Tết Trung Thu, con hãy chơi thật vui vẻ nhé, bố/mẹ yêu con rất nhiều.
  • Con kính chúc ông bà/bố mẹ một mùa Trung Thu an lành, hạnh phúc. Con cảm ơn ông bà/bố mẹ đã luôn yêu thương và chăm sóc con.
  • Nhân dịp Trung Thu, … (tên công ty) xin kính chúc Quý đối tác có thật nhiều may mắn, thành công. Hy vọng rằng mối quan hệ hợp tác của chúng ta sẽ luôn gắn kết, bền chặt và cùng nhau phát triển hơn nữa trong tương lai.
  • Gửi đến vợ/chồng/người yêu những điều tuyệt vời, ngọt ngào nhất trong dịp Trung Thu. Chúng mình hãy sống thật hạnh phúc bên nhau nhé!

6. Địa chỉ mua quà tặng Trung Thu chất lượng, giá tốt?

Nếu bạn không muốn ra ngoài chọn quà vì sợ dịch bệnh lây lan hoặc muốn đặt quà tặng người thân ở xa thì hãy truy cập website insale.vn để tham khảo ngay những món quà Trung Thu ý nghĩa, sang trọng, hợp túi tiền. Tất cả sản phẩm được bán trên sàn thương mại điện tử Insale đều được chọn lựa kỹ càng ở các nhà phân phối uy tín với quy trình vận chuyển nghiêm ngặt chắc chắn sẽ giúp bạn trao tận tay món quà ý nghĩa đến người thân, đối tác của mình, để mọi người cùng nhau đón Tết Trung Thu an lành, hạnh phúc.