Đất trồng cây là gì? Đất trồng cây và đất trồng rau có khác nhau không?

Đất trồng cây là lớp vỏ bao phủ bề mặt trái đất như đất đồi, đất cát, đất rừng … được hình thành nhờ vào quá trình phong hóa của đá. Bên trong đất chứa các hạt khoáng chất, các chất hữu cơ, nước, không khí, côn trùng và sinh vật sống. Tham khảo thêm khoa học đất

Đất trồng cây và đất trồng rau đều sử dụng chung các mỏ đất như nhau, chỉ khác là dùng phân bón nào phù hợp với môi trường trồng trọt như khí hậu và thổ nhưỡng.

Đất trồng cây là lớp vỏ bao phủ bề mặt trái đất
Đất trồng cây là lớp vỏ bao phủ bề mặt trái đất

Thành phần chính cấu tạo nên đất trồng

Đất trồng cây cần tập hợp đủ 3 thành phần chính là chất rắn – chất lòng – chất khí với nhiệm vụ nuôi dưỡng bộ rễ và cố định cho cây trồng. Phân tích 3 thành phần chính trên gồm:

  • Chất rắn:là tập hợp các hạt khoáng chất gồm vô cơ và hữu cơ tốt cho cây trồng
  • Chất lòng: phần cần thiết nhất giúp cây không bị khô cằn
  • Chất khí: đây là lý do vì sao đất cần thoáng khí vì cây cũng cần hô hấp

Đất trồng cây được cho là mang lại hiệu quả trồng trọt tốt nhất là: 40% rắn, 30% lỏng, 30% khí.

Đất trồng cây cần tập hợp đủ 3 thành phần chính là chất rắn - chất lòng - chất khí
Đất trồng cây cần tập hợp đủ 3 thành phần chính là chất rắn – chất lòng – chất khí

Các loại đất trồng cây và phân tích từng loại

Có nhiều loại đất trồng cây, vì vậy Insale sẽ đưa ra những phân tích cụ thể bao gồm ưu, nhược điểm và nên chọn đất nào phù hợp với từng loại cây trồng.

Đất thịt trồng cây và trồng rau

Đất thịt trồng cây là loại đất phổ biến nhất vì trồng được gần như tất cả các loại cây và rau. Không tốn quá nhiều công sức khi tiến hành cải tạo đất. Độ phì của đất thịt cao, đất nhẹ, thấm nước tốt, giàu dinh dưỡng và là môi trường thích hợp cho các loại trùng đất tốt cho cây trồng. 

Đất thịt gồm cát, mùn và đất sét

Đất thịt dùng làm đất trồng cây ăn quả, đất trồng rau sạch, rau mầm, hoa cho hương, …

Đất thịt trồng cây là loại đất phổ biến nhất
Đất thịt trồng cây là loại đất phổ biến nhất

Ưu điểm

  • Đất đa năng có thể trồng hầu hết mọi loại cây
  • Vì giàu dinh dưỡng nên rất thích hợp trồng rau mầm, ươm hạt giống, rau sạch
  • Đất có độ phì cao và mềm, khi nén không bị vỡ

Nhược điểm

  • Dễ bị vỡ vụn theo thời gian
  • Cần cải khi đất thịt trở nên nặng hơn

Cách cải tạo đất thịt

Đất thịt là loại đất phổ biến không chỉ vì đa năng và giàu dinh dưỡng mà còn rất dễ cải tạo. Chỉ việc xới gốc đất lên bón phân hữu cơ để cải tạo lại đất thịt

Đất cát trồng củ

Đất cát có thành phần như tên gọi vì trong đất chiếm đến 80% là cát và 20% còn lại là mùn hoặc đất sét. Đất cát khô và có cát hạt cát rời với kích thước siêu nhỏ. Đất cát có cấu tạo rời rạc nên dễ dàng trong việc cày bừa trồng củ.

Đất cát gồm: Cát, mùn và đất sét

Đất cát dùng trồng các loại có thời vụ ngắn như rau mầm hoặc các loại cây lấy củ

Đất cát có cấu tạo rời rạc nên dễ dàng trong việc cày bừa trồng củ
Đất cát có cấu tạo rời rạc nên dễ dàng trong việc cày bừa trồng củ

Ưu điểm:

  • Thấm và thoát nước rất tốt vì có cấu tạo từ các hạt cát nhỏ
  • Đất cát khô rất thích hợp trồng các loại rau có bộ rễ mãnh dễ úng nước và không ưa nước
  • Đất cát cũng là môi trường tốt cho vi sinh vật sinh sống vì thoáng khí

Nhược điểm:

  • Không dự trữ được nước và lưu giữ dinh dưỡng kém
  • đất cát ướt dễ bị dính chùm và bí đất
  • Phân giải nhanh các chất hữu cơ nên nghèo mùn

Cách cải tạo đất cát

Đất cát phân giải rất nhanh các chất hữu cơ và nhanh khô nên cần trộn thêm bùn và đất sét. Bên cạnh đó cần bón thêm phân ủ hoai mục.

Đất sét 

Đất sét là đất mịn, dẻo và khi ướt sẽ bị kết dính. Đất cấu tạo chính là sét mịn. Đất sét trái ngược lại hoàn toàn với đất cát, thấm nước chậm, do vậy các chất dinh dưỡng cũng khó bị rữa trôi.

Đất sét gồm: Cát, mùn và sét mịn

Đất sét thích hợp trồng các loại rau mầm, rau củ như xà lách, cà chua, mướp đắng, …

Đất sét là đất mịn, dẻo và khi ướt sẽ bị kết dính
Đất sét là đất mịn, dẻo và khi ướt sẽ bị kết dính

Ưuđiểm:

  • Nhiệt độ ổn định giúp bảo vệ tốt bộ rễ
  • Chứa đa dạng chất keo, lưu giữ phân hiệu quả

Nhược điểm

  • Đất sét dễ bị nứt nẻ và hạn hán khi không bổ sung nước đầy đủ
  • Tốn nhiều công sức khi làm đất vì thiếu các chất hữu cơ và khó thấm nước

Cách cải tạo đất sét

Cần bổ sung đa dạng phân như phân hữu cơ, phân chuồng, vôi khử chua, … Cần phải cải tạo lại đất trước khi gieo trồng. Trộn thêm với đất cát và tưới thêm nước để đất thoáng khí hơn.

Đất đen trồng cây

Đất đen có màu đen đậm hơn so với đất thịt và mỏ đất thường được khai thác ở ruộng vườn. Đất đen giàu chất đạm nhưng lại thiếu hụt nitơ. Đất đen cũng được xem là loại đất giàu dinh dưỡng.

Đất đen còn có: đạm, mùn, lân

Đất đen trồng cây gì: cây dài ngày như cây chuối, cà phê, cây ăn quả

Đất đen có màu đen đậm hơn so với đất thịt
Đất đen có màu đen đậm hơn so với đất thịt

Ưu điểm: 

  • Đất chứa dồi dào dinh dưỡng vì có hàm lượng đạm, lân và mùn đa dạng
  • Được xem là loại đất tốt có thể thay thế được cả phân bón hóa học

Nhược điểm

  • Mỏ đất ít nên giá thành cao

Đất đỏ bazan trồng cây

Đất đỏ Bazan có màu đỏ như ngói, chứa nhiều vi sinh vật tốt cho cây và chứa nhiều oxit nhôm, sắt. Đất đỏ khi gặp mưa lớn rửa trôi rất dễ làm biến đổi tính chất vốn có của đất

Đất đỏ gồm: đất cát, đất thịt và đất sét

Đất đỏ bazan trồng cây gì: đất đỏ thường rất màu mở khi ở các vùng thung lũng thấp và đồng bằng. Bên cạnh đó nhờ được cải tạo lại nên đất đỏ bazan màu mỡ, thích hợp với các loại cây như lúa mì, cây thuốc lá, cây ăn quả, …

Đất đỏ bazan trồng cây
Đất đỏ bazan trồng cây

Ưu điểm:

  • Đất đỏ bazan có kết cấu mịn, tơi xốp và thoát nước tốt
  • Giàu sắt nhôm, có tính acid cao cùng hàm lượng vôi cao

Nhược điểm:

  • Ít chất hữu cơ và độ phì nhiêu trung bình

Đất phù sa

được hình thành nhờ sự phong hóa đá, phân hủy xác động vật, cặn bụi trên các dòng sông và hình thành từ đất mùn cùng đất thịt, đất phù sa thường được khai thác ở các bờ sông hoặc bãi bồi.

Đất phù sa gồm: Đất thịt, cát non và mùn mục

Đất phù sa trồng gì: đất phù sa cho ra thành phẩm tốt thích hợp trồng măng cụt, chôm chôm, sầu riêng, nhãn, mía, …

Đất phù sa trồng cây

Ưu điểm:

  • Phù hợp trồng các loại cây công nghiệp cho trái size to
  • Đất phù sa giàu kẽm và canxi giúp đất tơi xốp và thoáng khí tự nhiên
  • Chứa đa dạng vi sinh vùng sông nước và các chất hữu cơ tốt cho cây trồng
  • Đất phù sa không có nhược điểm và còn giúp cây lưu giữ dinh dưỡng rất tốt

Đất hữu cơ

Đất hữu cơ mặc dù được gọi là đất nhưng lại không có thành phần đất đó mà cấu tạo hoàn toàn từ thiên nhiên. Đất hữu cơ thường dùng trồng các loại rau sạch vì chất lượng đảm bảo và rất tốt cho sức khỏe.

Đất hữu cơ gồm: Xơ dừa, than bùn, vỏ trấu, vỏ cây, lá khô, …

Đất hữu cơ thích hợp dùng trồng rau sạch và cây cảnh

Đất hữu cơ trồng cây
Đất hữu cơ trồng cây

Ưu điểm:

  • Giàu dưỡng chất trong tự nhiên tốt cho rau và cây trồng
  • Các loại rau trồng bằng đất hữu cơ giúp xanh tươi và đảm bảo chất lượng hơn

Nhược điểm:

  • Cần quan sát bầu đất kỹ vì đất thoát nước kém, dễ bị úng nước nếu gặp mua dài hạn

Đất vô cơ

Đất vô cơ và đất có trọng lượng nặng vì có xỉ than trong thành phần đất. Đất vô cơ được ít người biết đến vì trọng lượng cao, khó vận chuyển và rất dễ phối trộn nên đa phần người trồng đều có thể tự phối trộn được.

Đất vô cơ gồm: xỉ than, đất sét hoặc đất thịt

Đất vô cơ phù hợp làm giá thể cho cây trồng hoặc trồng rau sach và hoa.

Đất vô cơ insale
Đất vô cơ insale

Ưu điểm:

  • Đất dễ cải tạo và sử dụng được lâu dài
  • Có xỉ than giúp cây thoát nước tốt

Đất chua 

Đất chua hay còn được gọi là đất acid vì đất có độ PH thấp (3 – 6.5). Thông thường đất chua là do điều kiện địa lý, thời gian canh tác và tính chất đất. Đất dốc và nhẹ làm dễ bị rửa trôi các ion kiêm thổ làm đất chua dần theo thời gian hoặc đất trồng nhiều mùa vụ và chưa kịp phục hồi.

Đất chua làm đất bị suy kiệt và chứa nhiều mầm bệnh, do vậy không thích hợp trồng cây hoặc rau mà cần cải tạo lại đất và tiến hành bón phân lân hoặc vôi khử chua..

Đất chua làm đất bị suy kiệt và chứa nhiều mầm bệnh
Đất chua làm đất bị suy kiệt và chứa nhiều mầm bệnh

Đất nào phù hợp làm đất trồng trong chậu và đất trồng trong vườn

Phụ thuộc vào điều kiện không gian trồng, nên vì vậy cần chọn đất phù hợp theo từng vị trí như trồng cây trong chậu, trồng trong vườn, đất vườn nâng.

  • Đất trồng trong chậu: cần đất phối trộn nhiều giá thể, đất giữ ẩm và thoát nước tốt.
  • Đất vườn: là đất nhà, cần cải tạo lại, trộn đất cùng phân giúp đất tơi xốp.
  • Đất vườn nâng (góc vườn nhỏ): như là 1 chậu to, cần thoát nước tốt.

 

Bài viết trên Insale cung cấp thông tin tổng quan đến bạn đọc gồm các loại đất trồng cây và các thông tin liên đến đất trồng cây để có được nền tảng kiến thức về nông nghiệp cần thiết, tạo nền móng vững chắc cho vườn nhà bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *