Giới thiệu về chậu dâu tây Đà Lạt
Chậu dâu tây Đà Lạt với những trái dâu chín mọng, màu đỏ đẹp mắt đang trở thành món hàng “độc” để trang trí và làm kiểng trong sân vườn hay ban công.
Dâu tây là loại trái cây thơm ngon, ăn rất tốt cho sức khỏe. Do đó, việc tự trồng để có thể thu hoạch được nguồn sản phẩm sạch từ cây dâu tây.
Cây dâu tây là thực vật sống lâu năm và có thể ra quả đều đặn hàng năm. Vì thế, nếu trồng vài cây dâu tây trong nhà, bạn có thể thu hoạch được quả thường xuyên.
Tác dụng của chậu dâu tây Đà Lạt
Việc trồng dâu tây giúp cho căn nhà bạn trở nên rực rỡ hơn, sinh động và mang một tí không khí của Đà Lạt. Bạn sẽ không cần phải mua hoặc đi du lịch Đà Lạt để thưởng thức dâu tây, giờ đây ngay tại nhà mình bạn cũng có thể có được những quả dâu tây tươi mọng.
Quả dâu tây Đà Lạt có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và sắc đặc. Chẳng hạn như, sau đây là một vài tác dụng của dâu tây:
- Giúp sản xuất hormone hạnh phúc
- Chống hen và dị ứng
- Làm mờ đốm tàn nhang
- Trị mụn
- Tăng cường trí nhớ
- Hỗ trợ giảm cân
- Giảm viêm
- Tăng cường miễn dịch
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
- Ngăn ngừa ung thư
- Tốt cho xương
- Làm trắng răng
- Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
- Chống lão hóa
- Chữa táo bón
- Cải thiện sức khỏe đôi mắt
- Tốt cho phụ nữ có thai
- Giúp tóc khỏe mạnh
Dâu tây có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc làm thành nhiều các loại thức uống và ngon ăn bổ dưỡng, như: smoothie, salads, mức, bánh,…
Cách chăm sóc dâu tây
Vị trí đặt chậu dâu tây
Dâu tây có thể phát triển được ở nhiệt độ từ 7 – 30 độ. Nên chọn những vị trí thoáng mát, nhiều ánh sáng. Ngoài ra, dâu tây là loại cây ưa ẩm nên chỉ cần nắng một buổi là đủ. Để cây phát triển tốt nhất là trồng ở nơi nào chỉ có nắng trực tiếp vào nửa ngày.
Đặc biệt, thời gian chiếu sáng cho cây dâu tây giống không được quá 12 giờ/ 1 ngày.
Lưu ý: không để cây tiếp xúc với ánh sáng của đèn vì cây dâu sẽ phát triển mạnh nhưng lại không cho quả.
Tưới nước
Tưới nước cho cây dâu tây 2 lần/ 1 ngày vào buổi sáng và chiều khi hết nắng. Thông thường 1 cây dâu tây cần tầm 150ml đến 200ml nước một ngày, chỉ tưới vừa đủ độ ẩm cho cây. Và nên sử dụng các loại nước sách, tránh nguồn nước mương suối vì sẽ dễ gây sâu bệnh.
Phân bón cho cây dâu tây
Phân bón dâu tây rất đa dạng và nhiều chủng loại. Vì vậy, có thể lựa chọn phân bón phù hợp với điều kiện trồng cây của mỗi người trồng, chẳng hạn như phân hữu cơ, phân trùn quế, phân NPK, phân bò hoai mục, phân lân, kali…
Cách bón phân: trung bình khoảng sau 20 ngày thì dùng phân cho đều vào gốc dâu trong chậu, sau đó tưới nước đều để phân hòa tan trong rễ cây, giúp quá trình nuôi dưỡng cây.
Ngắt lá thường xuyên cho chậu dâu tây
Để dâu tây thường xuyên ra trái thì người trồng nên ngắt lá để cây thay lá. Số lượng lá tốt nhất trên mỗi cây dâu tây từ 4 – 6 lá. Khi phát hiện lá bị cháy hay úa vàng thì cũng nên loại bỏ lá hư.
Cách thực hiện như sau: ngắt lá cách gốc tầm 5cm nhằm tránh nấm bệnh xâm nhập vào gốc dâu tây gây thối rễ, hư chồi non và nếu bị nặng có thể gây chết cây.
Tỉa bông cho dâu tây
Khi chậu dâu cây có quá nhiều bông thì nên tỉa bớt bông dâu tây để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng cho quả dâu tây. Trên một chậu dâu tây nên để lại từ 3 đến 4 bông.
Cách thực hiện như sau: tỉa đi những bông dâu tây hỏng, nhỏ và dị dạng vì chúng có khả năng không đậu trái hoặc cho trái rất nhỏ.
Phòng sâu bệnh cho dâu tây
Để phòng ngừa sâu bệnh và côn trùng tấn công cây dâu tây, cần thường xuyên dọn vệ sinh xung quanh chậu dâu để côn trùng không cư trú.
Cắt tỉa các lá già, hoa trái dị dạng và sâu bệnh để chúng không lây lan và làm hại cây dâu tây. Ngoài ra, người trồng có thể sử dụng các loại xịt sâu bọ hữu cơ để tiêu diệt các loại sâu bọ, côn trùng gây hại một cách an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường.
Thu hoạch dâu tây
Khi quả chuyển sang màu đỏ sẫm là lúc đã có thể thu hoạch. Khi ngắt quả cần ngắt cách gốc khoảng 5cm. Sau khi thu hoạch nên bón phân, tưới nước đầy đủ và chờ đợt bông mới tiếp theo.