Chuối là loại trái cây giàu dinh dưỡng và cũng là thực phẩm thiết yếu quan trọng nhất trái đất. Nguồn gốc của chuối là từ các vùng nhiệt đới thuộc Đông Nam Á và Úc. Quả chuối với màu phổ biến thường thấy là màu vàng và xanh, thậm chí còn có loại chuối màu đỏ.

Hầu hết các loại chuối đều là nguồn chứa dồi dào các loại khoáng chất như kali, Vitamin C, Vitamin B6, đa dạng chất xơ và các chất có đặc tính chống oxy hóa khác. Bài viết này insale sẽ giải đáp có bao nhiêu loại chuối? Tác dụng và cách phân biệt của mỗi loại

Có 7 loại chuối phổ biến tại Việt Nam

1. Chuối Laba Đà Lạt

Chuối Laba được xem là đặc sản của thành phố ngàn hoa (Đà Lạt – Lâm Đồng). Chuối Laba khi chín dần sẽ chuyển từ màu vàng sang xanh tự nhiên. Chuối Laba đặc biệt vì hương vị thơm hấp dẫn đặc trưng, dẻo cùng 1 chút ngọt thanh tự nhiên. Đây cũng là loại chuối đặc biệt dùng để tiến vua (dâng lên cho vua).

Chuối Laba Đà Lạt
Chuối Laba Đà Lạt

Chuối Laba chứa dồi dào Beta – carotene, đây là hợp chất hữu cơ mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Cơ chế hoạt động chính của Beta-carotene là chuyển hóa thành Vitamin A, giúp tăng cường đề kháng, bổ sung dưỡng chất toàn diện cho cơ thể, phòng ngừa ung thư, ngăn ngừa tình trạng “chuột rút” ở cơ bắp.

Đặc biệt: Ăn chuối laba mỗi ngày giúp gia tăng tuổi thọ và làm chậm quá trình lão hóa. Vì bên trong chuối Laba Đà Lạt chứa nhiều hợp chất có đặc tính chống oxy hóa cao, giúp trung hòa các gốc tự do (nguyên nhân chính gây nên các loại bệnh mãn tính, ung thư phổ biến và lão hóa ở người). Tham khảo: Dịch vụ in tem nhãn Miligo Tại Tp.HCM

2. Chuối sứ (chuối Xiêm – chuối Hương – chuối tây)

Chuối sứ là chuối gì? Chuối sứ còn được gọi là chuối xiêm, chuối hương, chuối tây. Chuối sứ có hình dáng quả chuối to và ngắn. Có 2 loại chuối sứ là chuối sứ xanhchuối sứ trắng. Chuối sứ ăn lúc chín có vị thơm nhẹ, ngọt vừa phải nhưng có 1 chút chát.

Chuối sứ có tác dụng gì? Chuối sứ là nguồn chứa đa dạng chất xơ, giúp đường ruột hoạt động khỏe mạnh. Ăn chuối sứ thường xuyên hỗ trợ phòng ngừa các loại bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như táo bón. Bên cạnh đó, khi lười ăn và cảm thấy buồn nôn nên dùng ngay 1 trái chuối sứ giúp ổn định các dưỡng chất bên trong dạ dày và giúp dạ dày hoạt động khỏe mạnh.

Chuối sứ còn được gọi là chuối xiêm, chuối hương, chuối tây
Chuối sứ còn được gọi là chuối xiêm, chuối hương, chuối tây

3. Chuối tiêu

Chuối tiêu là chuối gì? Chuối tiêu còn được gọi là chuối già, chuối già hương, chuối ba thư. Đây là loại chuối phổ biến tại Việt Nam vì cây rất dễ trồng. Chuối tiêu thường thì 1 buồng sẽ có 6 đến 8 nải, mỗi nải có khoảng 12 trái. Chuối tiêu cong, dài và nhọn dần về phía ngọn như lưỡi liềm. Chuối tiêu có màu xanh và chuyển vàng khi chín dần.

Chuối tiêu khi còn sống thường được dùng ăn kèm với các loại rau sống, chuối luộc hoặc chế biến các món ăn.

Chuối tiêu có tác dụng gì? Chuối tiêu có lượng đường nhiều nên vị chuối ngon và ngọt đậm. Bên trong chuối tiêu cũng chứa dồi dào dinh dưỡng như chuối laba. Đặc biệt, bên trong chuối tiêu còn chứa nhiều hợp chất Pectin và Glucid, hỗ trợ rất nhiều trong quá trình tiêu hóa và phòng ngừa nhiễm trùng đường ruột.

Chuối tiêu còn được gọi là chuối già, chuối già hương, chuối ba thư
Chuối tiêu còn được gọi là chuối già, chuối già hương, chuối ba thư

4. Chuối ngự

Chuối ngự là chuối gì? Chuối ngự có sử tích cũng rất hấp dẫn. có một lần vua Trần nghỉ chân tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã ăn thử loại chuối này và thấy hương vị ngọt và rất ngon nên ban thưởng cho dân làng. Vì vậy từ đó loại chuối này được đặt tên là chuối ngự (chuối được ngự ban).

Chuối ngự khi chín có râu
Chuối ngự khi chín có râu

Chuối ngự có hình dáng tựa như chuối cau nên dễ bị nhầm lẫn. Chuối ngự có dáng thon nhỏ, khi chín có râu và mật độ trái ít hơn so với chuối cau.

Chuối ngự có tác dùng gì? Chuối ngự ngọt và chứa rất nhiều calo, vì vậy ăn chuối ngự chủ yếu để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ăn 1 quả chuối ngự là nạp vào cơ thể hơn 100 calories. Nhưng yên tâm khi lượng calo này chủ yếu đến từ tinh bột và đường có trong chuối ngự. Không nên ăn quá 2 quả chuối ngự 1 ngày và không nên ăn chuối ngự khi đói.

5. Chuối cau

Chuối cau là chuối gì? chuối cau là loại chuối phổ biến tại Việt Nam vì vị ngọt lịm, thơm đặc trưng và khi 1 nải chuối cau chín có màu vàng đậm, đều trái nhìn rất bắt mắt. Mọi người thường hay lầm giữa chuối cau và chuối ngự. Insale chia sẽ chỉ với 2 cách đơn giản giúp phân biệt ngay được 2 loại này.

  • Chuối cau khi chín không có râu như chuối ngự
  • Mật độ chuối cau cũng nhiều và xum xuê hơn chuối ngự

Chuối cau có tác dụng gì? Chuối cau chứa đa dạng tinh bột và các dưỡng chất lành tính. Mặc dù chuối cau ngọt nhưng vẫn tốt và phù hợp cho người mắc bệnh tiểu đường vì trong chuối cau có chứa dưỡng chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh giúp tăng độ nhạy insulin ở tuyến thượng thận.

chuối cau là loại chuối phổ biến tại Việt Nam
chuối cau là loại chuối phổ biến tại Việt Nam

6. Chuối hột

Chuối hột hay còn được gọi là chuối chát. Đây là loại chuối phổ biến ai cũng biết đến nhờ vào món rượu chuối hột nổi danh. Chuối hột có vị chát, ruột nhiều hột và thường dùng để ăn kèm với các loại rau sống.

Chuối hột cho ra năng xuất rất cao, tầm 3 – 4 tháng là có ngay 1 buồng chuối lớn. quả chuối được dùng cắt lát ăn sống và sấy. Vì giá thành quá rẻ nên thường ở các vùng ngoại tỉnh thường dùng chuối hột cho việc chăn nuôi gia súc.

Tuy giá thành rẻ nhưng chuối hột được xem là 1 loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích trong y học cổ truyền. Chuối hột thường được dùng làm thuốc chữa hắc làogiời leo rất hiệu quả. 

Chuối hột hay còn được gọi là chuối chát
Chuối hột hay còn được gọi là chuối chát

7 Chuối đỏ

Chuối đỏ hay còn được gọi là chuối cau đỏ, chuối cảnh đỏ, chuối lửa. Đây là giống chuối đỏ đến từ ÚC được biết đến rộng rãi ở Việt Nam vào đầu năm 2018 vì giá hạt giống cao ngất ngưỡng (220.000/túi hạt giống). Chuối có mẫu mã đẹp, chuối đỏ khi chưa chín có màu tím, chuối ngã dần về màu tím đỏ khi chín rồi. Vị chuối ngọt và rất ngon.

Chuối đỏ cũng chứa nhiều dưỡng chất đặc tính chống oxy hóa như chuối già hương và chuối Laba. Giúp ổn định các tế bào gốc tự do, ngăn ngừa ung thư, cung cấp dưỡng chất tốt giúp chữa lành và gia tăng sức khỏe của hệ miễn dịch.

chuoi do

chuoido

8. Các câu hỏi liên quan đến chuối

Nên ăn chuối chín hay chuối xanh?

Chuối xanh vẫn ăn được như bình thường nhưng vì nải chưa phát triển hoàn thiện nên lượng dưỡng chất đặc tính chống oxy hóa sẽ ít hơn nhiều so với chuối chín. Trong một số trường hợp tiêu thụ chuối xanh dễ làm đầy hơi vì lượng tinh bột cũng cao hơn nhiều so với chuối chín vàng.

Ăn chuối nhiều có tốt không? Tác hại của chuối

Trung bình 1 quả chuối chứa hàm lượng kali rất lớn, vì vậy tiêu thụ chuối quá nhiều sẽ dấn đến việc cơ thể bị dư thừa dinh dưỡng. Đặc biệt là chứng tăng kali trong máu, triệu chứng cụ thể là làm giảm chức năng hoạt động của cơ và các tế bào trong hệ thần kinh.

Nên ăn chuối khi nào là tốt nhất?

Insale chia sẽ cùng người đọc 4 lưu ý nhỏ đơn giản để ăn chuối đúng cách, tận dụng được toàn bộ dưỡng chất có trong chuối và tránh được những tác hại không mong muốn:

  • Chỉ nên ăn tối đa 2 quả chuối 1 ngày
  • Không nên tiêu thụ chuối vào buổi sáng
  • Không nên ăn chuối khi đói
  • Không ăn chuối đã để quá lâu hoặc quá chín (thâm đen toàn bộ chuối)

Với những thông tin trên Insale mong rằng đọc giả đã hiểu hơn về các loại chuối phổ biến tại Việt Nam và thông tin về ăn chuối đúng cách tránh những tác hại không mong muốn xảy đến với sức khỏe của cá nhân và gia đình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *